Doanh thu giảm mạnh do dịch Covid-19, FLC vẫn lãi 163 tỷ đồng năm 2021

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, doanh thu hợp nhất của FLC trong quý 4/2021 đạt gần 1.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 52 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ nhưng tăng gấp 3,6 lần quý trước đó.
Doanh thu giảm mạnh do dịch Covid-19, FLC vẫn lãi 163 tỷ đồng năm 2021

Tập đoàn FLC (mã: FLC) vừa công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý IV/2021 với nhiều chỉ tiêu kinh doanh khả quan. Theo báo cáo riêng của công ty mẹ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của FLC trong quý 4/2021 đạt hơn 733 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do các đợt giãn cách kéo dài trong nửa cuối năm ảnh hưởng tới việc triển khai xây dựng, ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu bất động sản trong kỳ.

Công ty đã chủ động tiết kiệm giảm 83% giá vốn nên FLC vẫn có lãi gộp hơn 444 tỷ đồng, tăng trên 21% so với quý 4/2020. Công ty cũng phát sinh thêm hàng loạt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh, gia tăng chi phí nhân công, phí lưu thông và nhiều chi phí liên quan, nhất là kinh phí ủng hộ, tài trợ chống dịch được FLC triển khai trên hơn 20 tỉnh thành trong năm 2021.

Bên cạnh đó, FLC cũng phải trích lập dự phòng cho các công ty liên doanh, liên kết hoạt động trong các lĩnh vực hàng không, du lịch, khách sạn… do chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, khiến chi phí tài chính tăng mạnh trong quý 4/2021 lên tới 485 tỷ đồng.

Do đó lợi nhuận của công ty mẹ trong quý IV bị giảm mạnh, chỉ đạt hơn 148 tỷ đồng và sau thuế là 110 tỷ đồng.

Khi hợp nhất kết quả kinh doanh, doanh thu thuần của Tập đoàn FLC trong quý IV/2021 ghi nhận hơn 1.160 tỷ đồng, giảm gần 20% so với quý trước. Nhờ giá vốn giảm tới 79%, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh hợp nhất đạt 309 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp hàng trăm tỷ đồng.

Do chịu tác động của dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh từ các công ty liên doanh, liên kết của FLC phải chịu lỗ hơn 319 tỷ đồng; cùng sự gia tăng về mặt chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên toàn hệ thống (đặc biệt, chi phí bán hàng tăng gần gấp đôi so với quý IV/2020) khiến lợi nhuận bị giảm sút.

Tuy nhiên, FLC vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong quý 4/2021 đạt trên 52 tỷ đồng; lãi sau thuế đạt 14,5 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần của FLC đạt trên 6.700 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế gần 163 tỷ đồng và sau thuế 83,6 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của FLC giảm 10% xuống còn gần 34.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị tổng kết kinh doanh mới đây, Ban lãnh đạo Tập đoàn FLC kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ tăng trưởng tích cực khi du lịch hồi phục, khách du lịch quay lại, hoạt động đầu tư dự án được đẩy nhanh tiến độ…

FLC đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2022 gần 27.000 tỷ đồng, với lợi nhuận ước tính 2.100 tỷ đồng (con số này chưa bao gồm các mảng hàng không, hay đầu tư thi công vốn liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của FLC).

Năm 2021, các lĩnh vực cốt lõi của FLC vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng, như liên tục khởi công, ra mắt nhiều dự án lớn như giai đoạn 2 FLC Quảng Bình; khu du lịch FLC Hà Giang; quần thể nghỉ dưỡng và đô thị FLC Gia Lai; dự án FLC Eo Gió Quy Nhơn và mới đây nhất, ngày 8/1, FLC tiếp tục khởi công quần thể du lịch FLC Phú Thọ với tổng vốn các giai đoạn 10.000 tỷ đồng tại Việt Trì.

Với khoảng 300 dự án đang được xúc tiến pháp lý trên hơn 40 tỉnh thành cả nước, quỹ đất của FLC đang tiếp tục được mở rộng từ Bắc vào Nam. Dự kiến năm 2022, FLC sẽ hoàn thành pháp lý để triển khai mới gần 25 dự án.

Mảng du lịch vẫn được FLC mở rộng hệ thống hạ tầng du lịch 5 sao, đồng thời bổ sung hệ tiện ích tại các quần thể hiện hữu. Ngày 23/12, doanh nghiệp đưa vào vận hành trung tâm hội nghị quốc tế quy mô 2.000 chỗ và hợp phần khách sạn 5 sao 200 phòng tại Vĩnh Phúc, chỉ sau 10 tháng thi công. 

Trước đó, ngày 24/10, một khách sạn 5 sao mới cũng được FLC chính thức khai trương tại trung tâm thành phố Quy Nhơn, sau khi đã vận hành hai khách sạn gần 2.500 phòng tại Bình Định. Tại FLC Quảng Bình, khách sạn 5 sao và trung tâm hội nghị quốc tế dự kiến đang trong quá trình hoàn thiện để đưa vào vận hành sớm nhất trong dịp 30/4 năm nay. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...