Đồng Nai thu hồi gần 1.800ha đất của Công ty Cao su Đồng Nai

Dự kiến cuối năm 2020, tỉnh Đồng Nai sẽ bàn giao đất cho chủ đầu tư xây dựng khu tái định cư sân bay Long Thành.
Đồng Nai thu hồi gần 1.800ha đất của Công ty Cao su Đồng Nai

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định thu hồi gần 1.800 ha đất của Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai (DNRC) tại huyện Long Thành để làm dự án tái định cư sân bay Long Thành. Phần này chiếm 36% tổng diện tích đất dự kiến thu hồi (5.000 ha).

Giá bồi thường đã được Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng ký quyết định, ở mức 475 triệu đồng/ha. Như vậy, ước tính số tiền bồi thường với Cao su Đồng Nai khoảng 855 tỷ đồng. Việc chi trả này sẽ được tỉnh thực hiện trong năm 2019. 

Cao su Đồng Nai có diện tích đất đất bị thu hồi lớn nhất để phục vụ xây dựng sân bay Long Thành trong danh sách 17 doanh nghiệp, tổ chức. Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) sở hữu 100% vốn DNRC, dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế 5.131 tỷ đồng năm nay. 

Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, đầu năm 2021, sân bay Long Thành phải được khởi công xây dựng. Dự án có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng, chậm nhất 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Dự kiến sau khi áp giá bồi thường, cuối năm 2020, tỉnh Đồng Nai sẽ bàn giao đất cho chủ đầu tư xây dựng khu tái định cư. Tỉnh cũng đã triển khai xây dựng các tuyến đường kết nối giao thông vào khu vực dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...