Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn PAN âm hơn 4.000 tỷ đồng

Mặc dù đạt được lợi nhuận tích cực, Tập đoàn PAN vẫn ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 4.177 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tuy vậy cũng đã giảm so với mức âm 5.829 tỷ đồng cùng kỳ năm trước do tăng mạnh nguồn tiền chi mua chứng khoán kinh doanh...

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn PAN âm hơn 4.000 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (mã chứng khoán: PAN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với kết quả kinh doanh tích cực, khi doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.084 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2023. Sau khi khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp trong kỳ tăng 42%, đạt 976,2 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của công ty cũng được cải thiện, từ 18,6% lên 19,2%, nhờ tăng trưởng mạnh trong các mảng kinh doanh chính như giống cây trồng, gạo, tôm xuất khẩu, cá tra, bánh kẹo và nước mắm đóng chai.

Tuy nhiên, doanh thu tài chính của công ty giảm 13% xuống còn 154 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính lại tăng 40% lên 243 tỷ đồng do tăng nợ vay. Một điểm tích cực trong kết quả kinh doanh của Tập đoàn PAN kỳ này đến từ lợi nhuận các công ty liên doanh, liên kết khi tăng đột biến 62,2 lần so với cùng kỳ, đạt 147 tỷ đồng.

Kết quả, sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn PAN đạt 344 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng 89% lên 187 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn PAN đạt doanh thu 11.917 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 720 tỷ đồng, tăng 58%. Với những kết quả này, PAN đã hoàn thành gần 82% kế hoạch doanh thu và 74% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra cho năm 2024.

Mặc dù đạt được lợi nhuận tích cực, Tập đoàn PAN vẫn ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 4.177 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tuy vậy cũng đã giảm so với mức âm 5.829 tỷ đồng cùng kỳ năm trước do tăng mạnh nguồn tiền chi mua chứng khoán kinh doanh. Ngược lại, dòng tiền đầu tư của công ty dương 695 tỷ đồng, và dòng tiền tài chính dương 3.283 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc tăng nợ vay.

Tại thời điểm ngày 30/9/2024, quy mô tổng tài sản của Tập đoàn PAN tăng hơn 17% so với đầu năm, đạt 23.710 tỷ đồng. Trong đó, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 54% tổng tài sản, đạt 12.688 tỷ đồng.

Tập đoàn nắm giữ khoảng 1.208 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng cùng hơn 1.100 tỷ đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn (không được thuyết minh chi tiết).

Ngoài ra, PAN còn có khoản chứng khoán kinh doanh 10.576 tỷ đồng tại ngày 30/9, tăng 58% so với đầu năm song không đổi so với cuối quý 2. Theo thuyết minh báo cáo kiểm toán bán niên, đây là khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng và không quá 12 tháng tại các ngân hàng thương mại với mức lãi suất từ 4% đến 4,36%/năm. Đồng thời toàn bộ chứng chỉ tiền gửi được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

9 tháng đầu năm 2024, tập đoàn này thu về 330 tỷ lãi tiền gửi, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của tập đoàn. Tồn kho của công ty ở mức 3.194 tỷ đồng, chiếm 14% tổng tài sản, trong khi các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.170 tỷ đồng.

Về phần nợ vay, tổng nợ phải trả của Tập đoàn này tại thời điểm cuối quý 3/2024 ở mức 15.014 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Tập đoàn PAN tăng 39% so với đầu năm, lên 12.459 tỷ đồng, chiếm 143% tổng vốn chủ sở hữu. Nợ vay ngắn hạn chiếm phần lớn, đạt 12.047 tỷ đồng, trong khi nợ vay dài hạn là 412 tỷ đồng.

Phần còn lại tạo nên cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn PAN là vốn chủ sở hữu hiện ở mức gần 8.695 tỷ đồng, trong đó công ty đang có hơn 1.577 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối tháng 9.

Được biết, Tập đoàn PAN là doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Duy Hưng sáng lập, được thành lập từ năm 1993. Ngoài giữ vai trò là người đứng đầu Tập đoàn PAN, ông Hưng còn được biết đến với vài trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI. Tính đến cuối quý 2, Chứng khoán SSI cũng đang là cổ đông lớn nhất tại tập đoàn này với tỷ lệ sở hữu 12,29% vốn điều lệ.

anh-chup-man-hinh-2024-10-23-luc-124131-6335-1837.png
Thị giá cổ phiếu PAN trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu PAN hiện đang ghi nhận quanh mức 23.650 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp này trên thị trường hiện ước đạt 4.900 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...