Nhựa Tiền Phong báo lợi nhuận 9 tháng đạt hơn 620 tỷ đồng, về đích sớm hơn kế hoạch 3 tháng

Sau 3 quý kinh doanh năm 2024, Nhựa Tiền Phong đã vượt 12,4% kế hoạch lợi nhuận năm đặt ra...

Nhựa Tiền Phong báo lợi nhuận 9 tháng đạt hơn 620 tỷ đồng, về đích sớm hơn kế hoạch 3 tháng

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán: NTP) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024, ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.201 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Kéo theo đó, lợi nhuận gộp của công ty giảm 12,5%, xuống còn 342,4 tỷ đồng.

Trong quý vừa qua, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng ghi nhận mức giảm 10,3%, chỉ đạt 24,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh tổng thể, do tỷ trọng của doanh thu hoạt động tài chính trong tổng doanh thu là tương đối nhỏ.

Mặc dù phải đối mặt với những thách thức từ doanh thu và lợi nhuận gộp, Nhựa Tiền Phong lại ghi nhận những tín hiệu tích cực từ việc tiết giảm chi phí. Cụ thể, chi phí tài chính giảm 38,8% còn 17,2 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí bán hàng giảm mạnh 45,2%, xuống còn 91,4 tỷ đồng trong quý 3/2024. Ở chiều ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 20% lên hơn 50 tỷ đồng.

Sau cùng, Nhựa Tiền Phong vẫn báo lãi sau thuế tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 209 tỷ đồng nhờ việc tiết giảm chi phí.

Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu của Nhựa Tiền Phong ổn định ở mức 3.830 tỷ đồng so với cùng kỳ, nhưng nhờ vào việc cắt giảm chi phí hiệu quả, công ty đã đạt được lợi nhuận trước thuế 624,1 tỷ đồng, tăng 34,3%. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 519 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 31,5% so với năm trước.

Năm 2024, Nhựa Tiền Phong lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến 5.400 tỷ đồng và lãi trước thuế 555 tỷ đồng. Với kết quả đạt được sau 3 quý, Nhựa Tiền Phong tuy mới hoàn thành được gần 71% mục tiêu doanh thu nhưng đã vượt 12,4% kế hoạch lợi nhuận năm đặt ra.

Tại thời điểm cuối quý 3/2024, quy mô tài sản của Nhựa Tiền Phong đạt khoảng 5.597 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 73,7% lên 1.650 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 3,1% xuống 1.123 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả (hầu hết là nợ ngắn hạn) ghi nhận hơn 2.147 tỷ đồng, giảm 8,2% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn giảm khoảng 24%, chiếm 1.294 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tính đến hết quý 3/2024 đạt khoảng 3.449 tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm.

anh-chup-man-hinh-2024-10-22-luc-134535-848-3826.png
Thị giá cổ phiếu NTP trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 22/10, cổ phiếu NTP đang giao dịch quanh mức 60.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 7.774 tỷ đồng.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán DSC, Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh là hai ông lớn trong ngành nhựa Việt Nam. Nếu trong năm 2023, Nhựa Bình Minh theo đuổi chiến lược giữ giá sản phẩm, bảo vệ lợi nhuận thì Nhựa Tiền Phong lại có chính sách giá mềm dẻo hơn.

Theo thông tin từ Nhựa Tiền Phong, giai đoạn trước tháng 8/2022, Nhựa Bình Minh bán giá cao hơn Nhựa Tiền Phong khoảng 10%. Tuy nhiên sau tháng 8/2022, con số này đã tăng lên thành 20%.

Với giá bán rẻ hơn đáng kể so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, DSC kỳ vọng Nhựa Tiền Phong sẽ có thể giành được thị phần từ tay Nhựa Bình Minh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn như hiện tại.

Bên cạnh đó, vào cuối tháng 2 vừa qua, Nhựa Tiền Phong đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần Shinec để cung cấp ống và phụ tùng nhựa cho các dự án khu công nghiệp của Shinec. Theo ước tính, tới năm 2030, Shinec sẽ phát triển mới 3.500 ha đất khu công nghiệp.

Do đó, DSC kỳ vọng cái bắt tay với Shinec sẽ là động lực để góp phần tăng trưởng doanh thu cho Nhựa Tiền Phong trong năm 2024.

DSC dự báo trong năm 2024, Nhựa Tiền Phong có thể tiếp tục duy trì kết quả tốt đạt được trong năm 2023. Theo đó, công ty chứng khoán này dự phóng Nhựa Tiền Phong sẽ có doanh thu và lợi nhuận năm 2024 lần lượt đạt 5.366 tỷ đồng (+4%) và 657 tỷ (+17%).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...