Dự án BRT ở Hà Nội: Những sai phạm giật mình

Qua thanh tra Hợp phần I - Xe buýt nhanh (BRT) thuộc Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của nhà thầu và chủ đầu tư - Sở Giao thông vận t
Dự án BRT ở Hà Nội: Những sai phạm giật mình

Tuyến BRT có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD, trong đó chi phí xây dựng 20,7 triệu USD, thiết bị hơn 24 triệu USD… Ảnh: Lê Tiên

TTCP khẳng định, mặc dù được đầu tư với số tiền rất lớn nhưng Dự án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Vi phạm pháp luật về đấu thầu

TTCP cho biết, tổng chiều dài tuyến BRT là 14,7 km từ Bến xe Yên Nghĩa đến Bến xe Kim Mã, có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD, trong đó chi phí xây dựng 20,7 triệu USD, thiết bị hơn 24 triệu USD, tư vấn đầu tư xây dựng và tư vấn dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật gần 7 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư cho BRT sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Thời gian thực hiện Giai đoạn 1 của Dự án từ quý IV/2007 đến năm 2010 nhưng trên thực tế đến năm 2013, Hợp phần BRT mới khởi công, chậm 6 năm so với thời gian phê duyệt và đến cuối năm 2016 mới được đưa vào hoạt động. Tổng giá trị nghiệm thu cho Hợp phần BRT hơn 706 tỷ đồng, tổng giá trị đã thanh toán 657,5 tỷ đồng.

Tại Kết luận thanh tra, TTCP khẳng định, việc lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu Hợp phần BRT từ năm 2008 đến năm 2014 thiếu đồng bộ, quy mô gói thầu chưa hợp lý, phải bổ sung điều chỉnh nhiều lần, dẫn đến việc tổ chức đấu thầu bị chậm, không đúng theo kế hoạch được phê duyệt, vi phạm Khoản 2 và Khoản 4 Điều 6 Luật Đấu thầu 2005.

Lãng phí cả chục tỷ đồng

TTCP cũng cho biết, trong dự toán 7 gói thầu xây lắp của Hợp phần Dự án BRT (CP4a, CP4b, CP4c, CP4d, CP4e, CP4f, CP4k) có khoản chi phí huy động, giải thể công trường đã nằm trong chi phí trực tiếp, chi phí chung. Tuy nhiên, Chủ đầu tư vẫn lập thêm để mời thầu, ký hợp đồng, nghiệm thu thanh toán cho các nhà thầu, gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 0,33 tỷ đồng, vi phạm Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2010/TT-BXD.

Đối với dịch vụ kiểm tra xe và vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ, Chủ đầu tư cũng thanh toán cho nhà thầu một số khoản mục chi phí vượt so với hợp đồng đã ký hơn 0,2 tỷ đồng (hợp đồng theo đơn giá cố định), gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Tại Gói thầu CP4d - Trạm trung chuyển Bến xe Kim Mã do nhà thầu là Liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng Gia Long và Công ty CP Hồng Hà Việt Nam thực hiện thì chậm tiến độ 417 ngày, vi phạm Khoản 1 Điều 28 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
Tại hạng mục cừ, giằng chống tầng hầm của Gói thầu CP4d, Chủ đầu tư chấp thuận để lại 83 cây cừ Larsen với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng, gây lãng phí ngân sách nhà nước… Bên cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội cũng thực hiện một số công việc không đúng quy định, gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 0,62 tỷ đồng như: bổ sung phần kết cấu thân, văn phòng kiến trúc, nhà chờ xe buýt; phát sinh công việc đắp cát bằng máy đầm cóc…

TTCP cũng cho biết, tại Gói thầu CP4a (Xây dựng đường trạm xe buýt từ Bộ Y tế đến Khuất Duy Tiến), Gói thầu CP4b (Xây dựng đường trạm xe buýt từ Khuất Duy Tiến - Bến xe Yên Nghĩa), Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn khi lập bước thiết kế đường đã thay thế mặt đường bê tông nhựa bằng mặt đường bê tông xi măng. Việc thay thế mặt đường đã gây lãng phí ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...