Dự án đường Vành đai 4 tiết kiệm gần 2000 tỷ đồng sau điều chỉnh

Chính phủ luôn khuyến khích có địa phương chủ động, linh hoạt trong cân đối, điều chỉnh những vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn đầu tư công một cách hợp lý…

Các địa phương đề xuất điều chỉnh mức sử dụng vốn đầu tư đối với dự án đường Vành đai 4
Các địa phương đề xuất điều chỉnh mức sử dụng vốn đầu tư đối với dự án đường Vành đai 4

Tại buổi làm việc diễn ra ngày 3/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã lắng nghe lãnh các địa phương tham gia thực hiện dự án đường Vành đai 4, đại diện các bộ, ngành báo cáo và nêu đề xuất về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng dự án trọng điểm vùng Thủ đô.

Theo kế hoạch, dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8 km, đi qua Hà Nội (58,2 km), Hưng Yên (19,3 km), Bắc Ninh (25,6 km). Dự kiến ban đầu, tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện các địa phương báo cáo, sau khi Hà Nội rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất với hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, tổng mức đầu tư của dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô sẽ giảm khoảng 2.129 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư.

Cụ thể, dự án thành phần 1.1 (giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội) giảm 650 tỷ đồng; dự án thành phần 3 (PPP) giảm 3.319 tỷ đồng; dự án thành phần 1.2 (giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên) tăng 600 tỷ đồng; dự án thành phần 1.3 (giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh) tăng 1.240 tỷ đồng.

Về phần kinh phí phát sinh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh cho biết, sẽ bố trí ngân sách địa phương để bổ sung phần vốn tăng thêm cho hai dự án thành phần 1.2 và 1.3.

Ngay trong khuôn khổ buổi làm việc, lãnh đạo một số bộ, ngành đã thảo luận, cho ý kiến đối với đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phương án điều chuyển phần vốn giảm trong dự án thành phần 1.1 sang đầu tư một số nhánh kết nối tại 5 nút giao liên thông và 2 cầu vượt để bảo đảm thông đoạn đường song hành trên địa bàn thành phố Hà Nội; đề xuất tiểu dự án đầu tư công xây các cầu Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng và một số đoạn tuyến trong dự án thành phần 3, để trong trường hợp dự án thành phần 3 chưa hoàn thành thì vẫn bảo đảm kết nối thông toàn bộ tuyến đường song hành.

Sau khi nắm bắt ý kiến đề xuất của các địa phương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt trong xử lý những vấn đề liên quan đến điều chỉnh mức vốn đầu tư các dự án thành phần của đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô theo đúng thẩm quyền.

Phó Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo Hà Nội tiếp tục rà soát, làm rõ cơ cấu tỉ lệ tham gia của phần vốn Nhà nước (bao gồm cả tiểu dự án đầu tư công xây các cầu và một số đoạn tuyến) đối với dự án thành phần 3; làm việc, thống nhất với 2 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đề xuất điều chuyển phần vốn của Trung ương giảm trong dự án thành phần 1.1 sang dự án thành phần 3.

Bên cạnh đó, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải làm rõ trách nhiệm của tư vấn khi xác định diện tích phải thu hồi, giải phóng mặt bằng của dự án chưa chính xác, đầy đủ dẫn đến phải điều chỉnh lớn về kinh phí.

Theo kế hoạch, dự án đường Vành đai 4 được triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập do 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh) được giao làm cơ quan chủ quản, bao gồm: 3 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn của từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công (các dự án thành phần 1.1, 1.2 và 1.3); 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công (các dự án thành phần 2.1, 2.2 và 2.3) và dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Xem thêm

VACOD-HBA “nối vòng tay lớn”, vươn tầm quốc tế

VACOD-HBA “nối vòng tay lớn”, vươn tầm quốc tế

Hội nghị, Hội thảo quốc tế về xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch VACOD - ĐIỆN BIÊN 2024 tháng 10/2024 với chủ đề VACOD - ĐIỆN BIÊN: TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI – HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI lần đầu có sự tham dự của đại biểu quốc tế, ngay sau đó diễn ra các hoạt động, kết nối giao thương với nước bạn Lào...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...