Chưa thể mở cửa cho khách du lịch nước ngoài

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao các đơn vị nghiên cứu giải pháp tái cấu trúc ngành du lịch, nhưng "chưa thể mở cửa ngay cho khách du lịch".
Chưa thể mở cửa cho khách du lịch nước ngoài

Thủ tướng nêu quan điểm trên tại cuộc gặp mặt một số thành viên của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và tổ chức Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Việt Nam (YPO Việt Nam) chiều qua (16/7).

Liên quan đến việc hỗ trợ và thúc đẩy ngành du lịch phát triển thời hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp đưa ra nhiều sáng kiến để tái cấu trúc ngành du lịch và phục hồi du lịch quốc tế sau Covid-19... để Việt Nam thay đổi vị thế trong khu vực và thế giới.

Trong đó, đại diện doanh nghiệp du lịch mong muốn được giảm giá tiền điện bởi chiếm 20% chi phí khách sạn.

Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tinh thần không để làn sóng Covid-19 thứ hai quay lại và không gãy đổ nền kinh tế. "Đây là hai mặt của một vấn đề, quan điểm này cần vững vàng, chứ không thể nói vào Việt Nam mà không cách ly một cách phù hợp được", ông nói.

Chính phủ sẽ thúc đẩy đưa các dịch vụ hành chính lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư.

Về các giải pháp tái cấu trúc ngành du lịch và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19, Thủ tướng cho biết, đã giao cho các bộ, ngành liên quan xử lý nhưng trong lúc này chưa thể mở cửa ngay cho khách du lịch.

Đến 16/7, Việt Nam trải qua 91 ngày không lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng; 28 người đang điều trị, trong đó 23 người dương tính. Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Chính phủ mở đường bay thương mại hàng tuần đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia từ tháng 8.

Dự kiến khoảng 2.500 đến 3.000 khách từ nước ngoài nhập cảnh mỗi tuần trên các chuyến bay này, bên cạnh các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam do Bộ Ngoại giao tổ chức.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.