Du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD trong năm 2020

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, năm 2020, du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD vì COVID-19.
Du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD trong năm 2020

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, năm 2019 Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2.3 lần so với 2015; khách nội địa đạt 800 triệu, tăng 1.3 lần so với năm 2015. Tổng thu du lịch đạt 36 tỷ USD, đóng góp cho GDP đạt 9.2%.

Về lưu trú, năm 2019 có 30.000 cơ sở lưu trú, tăng 1,4 lần. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 12 bậc so với 2015. Du lịch Việt Nam đạt nhiều giải thưởng du lịch quốc tế, vươn lên đứng thứ 4 khu vực và tốp 10 nước phát triển du lịch nhanh nhất châu Á.

Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD, giảm 80% khách quốc tế, du lịch nội địa giảm 50%.

Về giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, cần nâng cao nhận thức; nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung phát triển nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng hàng không, hạ tầng du lịch; tăng cường quảng bá xúc tiến, đổi mới chính sách visa; chiến lược sản phẩm; tái cơ cấu ngành du lịch bảo đảm chuyên nghiệp và bền vững; tăng cường điểm đến; tăng vai trò quản lý nhà nước...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.