Đừng quên dành tiền cho tuần mới, có 6 mã chứng khoán nhiều người trông đợi sẽ lên sàn

Cả 6 doanh nghiệp lên sàn tuần tới có tổng cộng gần 80 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch, và đều được định giá khá cao khi tổng vốn hóa ngày lên sàn lên đến gần 3.100 tỷ đồng.
Đừng quên dành tiền cho tuần mới, có 6 mã chứng khoán nhiều người trông đợi sẽ lên sàn

Tuần mới từ 10-14/7/2017 sàn giao dịch UpCOM sẽ đón nhận tổng cộng 6 mã chứng khoán với gần 80 triệu cổ phiếu sẽ lên sàn. Trong số đó, có thương hiệu mì Miliket (CMN) đang được các nhà đầu tư mong đợi, có Saigon Cargo Service (SCS), có Lương thực Bình Định (BLT)

Thương hiệu mì ăn liên Miliket

CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa Miliket được giao dịch toàn bộ 4,8 triệu cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán CMN từ 10/7/2017. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 25.800 đồng/cổ phiếu tương ứng vốn hóa ngày lên sàn xấp xỉ 124 tỷ đồng. Biên độ giao động giá +/-40% so với giá tham chiếu.

Mì ăn liền Miliket đã có lịch sử 45 năm tuổi, tiền thân là 2 xí nghiệp “Xí nghiệp chế biến Lương thực Thực phẩm Colusa” và “Xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Miliket”. Hai đơn vị này được sáp nhập vào tháng 4/2004 với tên gọi “Xí nghiệp chế biến Lương thực Thực phẩm Colusa Miliket” để thực hiện cổ phần hóa.

Miliket chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 8/2006 với vốn điều lệ ban đầu 48 tỷ đồng. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn. Tính đến 15/11/2016 Miliket có 4 cổ đông lớn nắm giữ đến 80,15% vốn điều lệ trong đó Vinafood 2 là cổ đông lớn nhất sở hữu 30,72% vốn.

So với các doanh nghiệp cùng ngành, thị phần của Miliket chỉ chiếm 4%, trong khi đó Acecook chiếm 40%, Masan và Asiafood đều chiếm 15%, còn lại là các đơn vị khác. Tuy nhiên, Miliket cũng có lợi thế nhất định vì thương hiệu đã tồn tại hơn 40 năm, hệ thống nhà phân phối trải rộng khắp cả nước…

CTCP Lương Thực Bình Định (BLT)

Trong bối cảnh thị trường lương thực gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, thiên tai dịch bệnh, thì năm 2016 vừa qua Lương thực Bình Định vẫn đạt gần 581 tỷ đồng doanh thu, giảm 16% so với năm 2015, lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 21,2 tỷ đồng, giảm 2,2 tỷ đồng so với năm 2015; EPS đạt 5.302 đồng/cổ phiếu.

Doanh thu của công ty lại chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu – chiếm 96,7% tổng doanh thu. Doanh thu từ bán hàng nội địa chỉ đạt hơn 18 tỷ đồng. Riêng doanh thu mặt hàng gạo xuất khẩu đạt 454,5 tỷ đồng, chiếm 78,2% tổng doanh thu; sắn lát cũng mang lại hơn 108 tỷ đồng doanh thu xuất khẩu trong năm 2016.

Lương Thực Bình Định đăng ký giao dịch 4 triệu cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán BLT. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 41.500 đồng/cổ phiếu tương ứng vốn hóa ngày lên sàn xấp xỉ 166 tỷ đồng. Hiện Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) đang là công ty mẹ sở hữu 51% vốn điều lệ công ty.

Năm 2017 Lương thực Bình Định đặt mục tiêu đạt 600 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế 12 tỷ đồng, giảm 49% so với lợi nhuận đạt được năm 2016. Nguyên nhân kế hoạch năm 2017 giảm sút do hoạt động xuất khẩu sắn lát của công ty đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên trong những tháng đầu năm Trung Quốc vẫn chưa nhập sắn của công ty, dẫn tới lượng hàng tồn kho tăng cao, chi phí quản lý, hao hụt, chi phí kho bãi, vận chuyển tăng mạnh…

CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Service - SCSC)

CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Service - SCSC) là công ty được thành lập bởi 6 cổ đông sáng lập bao gồm Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Công ty sửa chữa máy bay 41, CTCP Gemadept, CTCP Đầu tư Nam Phú Quốc tế, CTCP Đầu tư Á Châu và CTCP Sóng Việt. Công ty ra đời nhằm đầu tư xây dựng và phát triển Nhà ga hàng hóa hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế tại Sân bay Tân Sơn Nhất.

Tính đến 1/4/2017, SCSC có 3 cổ đông lớn nắm giữ 55,02% vốn điều lệ bao gồm Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sở hữu 14,05% vốn; CTCP Gemadept là cổ đông lớn nhất sở hữu 34,55% vốn và CTCP Thương mại Đầu tư Sài Gòn Hàng không nắm 6,42% vốn.

Hiện SCSC đang khai thác khu vực sân đậu máy bay rộng 52.421m2 để cho thuê, ngoài ra SCSC còn được Cục hàng không Việt Nam cho phép cung cấp dịch vụ nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế và cung cấp dịch vụ nhà ga hàng hóa nội địa tại Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, SCSC còn cho thuê văn phòng, bãi đậu xe..

Saigon Cargo Service sẽ đưa 46.187.200 cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM từ 12/7 tới đây với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 52.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này chiếm 87% tổng số cổ phần của công ty. Số còn lại 7,19 triệu cổ phiếu là số cổ phiếu ưu đãi cổ tức chưa đưa lên đăng ký giao dịch.

CTCP Xây dựng số 3 Hải Phòng (Haco3)

Ngày 11/7, CTCP Xây dựng số 3 Hải Phòng cũng sẽ đưa 15.543.029 cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM với mã chứng khoán HC3, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 16.900 đồng/cổ phiếu.

Haco3 tiền thân la 1 bộ phận thiết kế của Liên hiệp các Xí nghiệp xây lắp Hải Phòng tách ra thành lập Xí nghiệp thiết kế và xây dựng. Công ty chính thức cổ phần hóa và hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 12/2002 với vốn điều lệ ban đầu hơn 9,6 tỷ đồng.

Đến nay vốn điều lệ công ty đã tăng lên thành 155,43 tỷ đồng với 160 cổ đông trong đó có 5 cổ đông lớn đều là các cá nhân, nắm giữ tổng cộng 59,39% vốn điều lệ công ty.

Haco 3 hoạt động chính trong lĩnh vực thiết kế xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, kinh doanh nhà, khách sạn, căn hộ cho thuê…Hiện Haco3 đang triển khai các dự án Sunflower International Village, dự án Green ParkLand, dự án khu chợ đầu mối Chơn Thành…

Trong tuần tới, ngày 13/7, CTCP Xây lắp Thương mại 2 (ACS) cũng sẽ đưa 4 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM với mã chứng khoán ACS. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 14.500 đồng/cổ phiếu.

Tổng công ty tư vấn Xây dựng Thủy Lợi Việt Nam - CTCP (HEC Corp)

Sang ngày 14/7 - thứ 6 cuối tuần - Tổng công ty tư vấn Xây dựng Thủy Lợi Việt Nam - CTCP (HEC Corp) sẽ đưa 4,4 triệu cổ phiếu lên UpCOM giao dịch với mã chứng khoán HEJ. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 14.000 đồng/cổ phiếu.

Hec Corp tiền thân là phòng thiết kế đo đạc, được thành lập năm 1955. Đến tháng 6/2008 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 44 tỷ đồng. Từ đó đến nay chưa tiến hành tăng vốn.

Tính đến 13/2/2017 thì SCIC vẫn là cổ đông lớn duy nhất nắm giữ 49% vốn điều lệ Hec Corp.

Trên BCTC năm 2016 đã kiểm toán của công ty, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản công nợ phải thu, phải trả chưa được đối chiếu. Bên cạnh đó, còn ý kiến nhấn mạnh về một số khoản phải thu quá hạn thanh toán theo hợp đồng.

Xét tổng thể, 6 doanh nghiệp lên sàn tuần tới có tổng cộng gần 80 triệu cổ phiếu mới đăng ký giao dịch. Các doanh nghiệp này đều được định giá khá cao khi lên sàn. Tổng vốn hóa 6 đơn vị này lên tới gần 3.100 tỷ đồng.

Theo Thạch Lâm/ Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...