Đường sắt Hà Nội: Tài sản không “biến mất”

Có sự không đồng nhất về thông tin công bố của CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco, mã: HRT) khiến nhà đầu tư nghi ngờ nhiều tài sản là bất động sản đã “bỗng nhiên biến mất”. Thực hư của việc này ra
Đường sắt Hà Nội: Tài sản không “biến mất”

Sau khi cổ phần hóa, Đường sắt Hà Nội chỉ được quản lý và sử dụng hơn 64.000 m2 đất so với 559.944 m2 trước đó

Nhà đầu tư phản ánh về sự không đồng nhất giữa bản công bố thông tin chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) và bản công bố thông tin khi lên giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (UPCoM) của Haraco. 

Chuyển nhiều tài sản về Tổng công ty tại thời điểm cổ phần hóa

Theo phản ánh của nhà đầu tư, tại bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần vào tháng 9/2015, Haraco sở hữu 559.944 m2 đất ở những vị trí đẹp của Hà Nội và nhiều địa phương khác, chẳng hạn như: 677 m2 ở 130 Lê Duẩn, 734 m2 ở 2A Khâm Thiên, 12.342 m2 ở 122 Lê Duẩn, 11.496 m2 ở số 1 Trần Quý Cáp, 41.176 m2 ở 2D Khâm Thiên…

Tuy nhiên, trong bản công bố thông tin khi lên sàn UPCoM, những lô đất giá trị nhất trong số này bỗng nhiên biến mất (chẳng hạn như lô đất 11.496 m2 ở số 1 Trần Quý Cáp, lô đất 12.342 m2 ở 122 Lê Duẩn, lô đất 41.176 ở 2D Khâm Thiên…).

Trao đổi với Đấu thầu, ông Hồ Minh Châu, Trưởng phòng Tài chính Haraco cho biết, trước thời điểm cổ phần hóa (CPH), Công ty được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) giao cho quản lý và sử dụng nhiều bất động sản tại nhiều địa bàn khác nhau (117 khu đất với tổng diện tích là 559.944 m2). Trong bản chào bán cổ phiếu lần đầu có liệt kê các tài sản mà nhà đầu tư nêu trên.

Tuy nhiên, Quyết định số 1330/QĐ-ĐS ngày 10/9/2015 của VNR về phương án sử dụng đất đã “cắt” nhiều tài sản đất đai từ Haraco về VNR. Do đó, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, tổng diện tích đất sau khi cổ phần hóa chỉ là 18 cơ sở với diện tích đất hơn 64.000 m2.

Ông Châu cho biết, hiện nay nhiều diện tích do Haraco quản lý trước thời điểm CPH đã được bàn giao về VNR và một số đơn vị khác. Diện tích đất được sử dụng trước đây, nay Haraco có nhu cầu sử dụng thì phải trả chi phí cho VNR.

“Không có chuyện tài sản biến mất, mọi thông tin đã được công bố rất rõ tại thời điểm thực hiện IPO”, ông Châu khẳng định. 

Kinh doanh khó khăn

Tại phiên đấu giá cuối năm 2015, tổng số CP chào bán là 11,4 triệu đơn vị, giá chào bán 10.000 đồng/CP nhưng chỉ bán được 247.000 CP.

Báo cáo tài chính quý III năm 2016 cho thấy, Haraco lỗ 6,8 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến nay lỗ gần 6 tỷ đồng. Dự báo về kết quả quý IV và cả năm, ông Châu cho biết Công ty vẫn hết sức khó khăn và khả năng vẫn lỗ.

Trên thực tế, sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, Haraco đã đối mặt với nhiều khó khăn. Ngoài việc tăng chi phí khấu hao tài sản, chi phí hoạt động, doanh thu sụt giảm là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp này bị thua lỗ. Tính riêng việc cầu Ghềnh bị sập, sự cố môi trường tại miền Trung đã khiến doanh thu vận tải của Haraco giảm ít nhất 600 tỷ đồng.

Một số tuyến vốn đóng góp chủ lực vào kết quả kinh doanh của Công ty như Hà Nội - Lào Cai cũng giảm mạnh doanh thu sau khi cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi vào hoạt động. Một số tuyến đi từ Hà Nội đến các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn… doanh thu ít trong khi chí phí lớn.

Nói về kế hoạch trong thời gian tới, đại diện Công ty cho biết, sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ để thu hút thêm hành khách. Ngoài việc nâng cấp toa tầu, công tác bán vé, đặt vé cũng được cải tiến.

“Khó khăn chủ quan và khách quan chồng chất nhưng bản thân doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhằm tạo ra thay đổi rõ nét trong điều hành và nâng cao chất lượng dịch vụ”, ông Châu cho biết.

Tuy nhiên, để có những thay đổi thực chất, mang tính bước ngoặt sau khi CPH vẫn là câu chuyện dài. Đến thời điểm này, cổ đông nhà nước vẫn nắm giữ trên 90% cổ phần tại Haraco. Tại phiên đấu giá cuối năm 2015, tổng số CP chào bán là 11,4 triệu đơn vị, giá chào bán 10.000 đồng/CP nhưng chỉ bán được 247.000 CP.

Theo Trâm Anh/Đấu thầu

 >> Đường sắt Việt Nam: “Tư nhân hóa” đất vàng?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...