EU nỗ lực "trừng phạt" Nga, OPEC+ lại "ngấm ngầm" giúp đỡ

Từ tháng 11, OPEC+ sẽ giảm sản xuất 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, đây là mức giảm lớn nhất từ khi đại dịch đến giờ. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc trừng phạt của Mỹ và các nước đồng minh với Nga?

Thời gian qua, EU đang rất nỗ lực đưa ra các gói "trừng phạt" Nga nhằm gia tăng áp lực đối với việc Nga tấn công Ukraine. Và đến ngày hôm qua 4/10, EU đã công bố gói trừng phạt thứ 8.

Cụ thể, đại sứ các nước Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận và dự kiến ​​sẽ thông qua văn bản cuối cùng về việc áp đặt giới hạn giá trần đối với dầu Nga.

Việc áp đặt giới hạn giá sẽ chặn xuất khẩu xăng dầu của Moskva sang các nước thứ ba sử dụng các tàu đã đăng ký với EU. EU sẽ đã trừng phạt tất cả các tàu vận chuyển của Nga. 

Theo đề xuất, các tàu của EU sẽ từ chối chở dầu của Nga nếu dầu được định giá cao hơn mức giới hạn, dù mức giới hạn giá dầu này vẫn chưa được xác định. 

7 gói trừng phạt trước đó bao gồm: Đóng băng tài sản; cấm nhập cảnh đối với các nhà tài phiệt và quan chức Nga; kiểm soát xuất khẩu; đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương; loại ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT; cấm nhập khẩu than và dầu của Nga; không có khí đốt.

Nhưng các nhà phân tích cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu lệnh trừng phạt của phương Tây có tác dụng thực sự với Nga hay không? Khi các biện pháp trừng phạt cũng khiến EU phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng.

Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok trong tháng 9 vừa qua, Tổng thống Nga Putin cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt này thay vì mang lại hiệu ứng như phương Tây mong muốn, lại đang làm xói mòn chất lượng cuộc sống của chính người châu Âu và khiến các nước nghèo khó tiếp cận lương thực.

OPEC+
OPEC+ đã quyết định cắt giảm gấp đôi lượng thùng dầu so với dự đoán. Vậy tổ chức các nước sản xuất dầu lửa này đang toan tính gì với giá dầu thế giới thời gian tới?

Trong khi đó, ngay sau một ngày EU công bố lệnh trừng phạt với Nga thì Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) thông báo với báo giới rằng nhóm này sẽ giảm sản xuất thêm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ tháng 11.

Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020. Theo giới phân tích, điều này cho thấy OPEC+ có ý định giữ giá ở mức cao sau khi đã trải qua 7 năm giá thấp.

Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp OPEC+ giảm sản xuất dầu. Khi vào tháng trước, họ thống nhất giảm 100.000 thùng một ngày trong tháng 10. Và chỉ dự định cắt giảm 1 triệu thùng/ngày vào tháng 11.

Như vậy, OPEC+ đã quyết định cắt giảm gấp đôi so với dự đoán. Vậy tổ chức các nước sản xuất dầu lửa này đang toan tính gì với giá dầu thế giới thời gian tới?

Vì việc cắt giảm sâu sẽ khiến giá dầu bị đẩy lên cao, buộc các nước phải tìm nguồn cung từ nơi có giá dầu rẻ hơn mà chủ yếu là các nước khi mùa đông đang cận kề.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...