OPEC+ tạo cú shock năng lượng khi quyết định cắt giảm sản lượng

OPEC và các đối tác ngoài OPEC, một liên minh năng lượng có ảnh hưởng được gọi là OPEC+, đã quyết định cắt giảm mục tiêu sản lượng khoảng 100.000 thùng/ngày kể từ tháng 10.
OPEC+ tạo cú shock năng lượng khi quyết định cắt giảm sản lượng

Một nhóm các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới hôm 5/9 đã đồng ý về việc cắt giảm sản lượng dầu bắt đầu từ tháng tới, gây ngạc nhiên cho thị trường năng lượng vào thời điểm đầy biến động như hiện nay. 

OPEC và OPEC+ đã quyết định cắt giảm mục tiêu sản lượng khoảng 100.000 thùng/ngày kể từ tháng 10.

Các nhà phân tích năng lượng đã kỳ vọng rằng tổ chức sẽ đi đúng hướng với chính sách sản xuất của mình.

Vaò tháng trước, OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng dầu chỉ thêm 100.000 thùng mỗi ngày. Sự gia tăng ở mức độ khiêm tốn này được hiểu rộng rãi là lời đáp lại đối với yêu cầu tăng nguồn cung để hạ nhiệt giá và giúp đỡ nền kinh tế toàn cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sau chuyến thăm tới Ả Rập Xê-út. 

"Tổng thống Joe Biden đã hành động - bao gồm việc giải phóng dầu mang tính lịch sử từ các nguồn dự trữ chiến lược của Hoa Kỳ và toàn cầu; làm việc chặt chẽ cùng các đồng minh về giới hạn giá đối với dầu của Nga để đảm bảo duy trì nguồn cung toàn cầu”, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre chia sẻ. 

Trong một tuyên bố về quyết định quay trở lại mức sản xuất của tháng 8 vào đầu tiên này, OPEC+ cho biết là do việc điều chỉnh tăng “chỉ dành cho tháng 9”.

Cuộc họp OPEC+ tiếp theo được lên lịch vào ngày 5/10.

Giá dầu đã giao dịch cao hơn đáng kể trong ngày vào chiều 2/9. Giá dầu thô Brent giao sau chuẩn quốc tế tăng 2,5% lên 95,54 USD/thùng, trong khi hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ West Texas Intermediate tăng 2,6% ở mức 89,16 USD/thùng.

Giá dầu đã giảm khoảng 25% kể từ đầu tháng 6 sau khi chạm mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng 3. Sự thay đổi được thúc đẩy bởi những lo ngại ngày càng tăng rằng việc tăng lãi suất và các hạn chế liên quan đến Covid-19 ở một số vùng của Trung Quốc có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cắt giảm nhu cầu dầu.

Thông báo hôm 5/9 của OPEC+ được đưa ra trong bối cảnh tranh chấp năng lượng gay gắt và leo thang giữa Nga và phương Tây, với nhiều người ở châu Âu quan ngại sâu sắc về viễn cảnh suy thoái và thiếu khí đốt vào mùa đông.

Trong khi đó, các bên tham gia thị trường đang theo dõi chặt chẽ triển vọng tăng nguồn cung từ dầu thô của Iran nếu Tehran có thể đảm bảo một phiên bản mới của thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

G7 ủng hộ giới hạn giá dầu của Nga

Giá khí đốt châu Âu đã tăng hơn 25% vào 5/9 sau khi tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga tuyên bố sẽ không mở lại đường ống dẫn khí đốt chính tới châu Âu.

Gazprom cho biết việc ngừng hoạt động vô thời hạn là do một tuabin bị rò rỉ dầu. Đường ống Nord Stream 1, nối Nga với Đức qua Baltic Sec, đã được lên kế hoạch mở cửa trở lại vào đầu tháng sau ba ngày bảo trì.

Việc Điện Kremlin ngừng dòng khí đốt tới châu Âu theo sau một tuyên bố chung của Nhóm G7 ủng hộ kế hoạch thực hiện cơ chế áp giá trần đối với xuất khẩu dầu của Nga.

Sáng kiến ​​G7 được thiết kế nhằm làm suy giảm khả năng tài trợ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Nga cho biết họ sẽ ngừng bán dầu cho các quốc gia áp giá trần đối với xuất khẩu năng lượng của Nga.

Các nhà hoạch định chính sách của EU đã cáo buộc Điện Kremlin vũ khí hóa các nguồn cung cấp năng lượng nhằm gây ra sự bất ổn trên toàn khối 27 quốc gia và tăng giá năng lượng trong bối cảnh Điện Kremlin đang tấn công Ukraine.

Moscow phủ nhận mọi lời đổ lỗi về việc Nord Stream 1 ngừng hoạt động.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…