Hoa Kỳ điều tra các công ty Trung Quốc có liên quan đến lệnh trừng phạt kinh tế

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo cho biết, chính quyền TT Joe Biden đang cân nhắc bổ sung một số công ty Trung Quốc mới vào danh sách đen thương mại khi bị phát hiện ý định trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ điều tra các công ty Trung Quốc có liên quan đến lệnh trừng phạt kinh tế

Các công ty nằm trong danh sách đen hay còn gọi là danh sách thực thể của Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ bị hạn chế tham gia vào các mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Raimondo nói với các phóng viên rằng, chính quyền đang làm việc "để thu thập thông tin về một số công ty của Trung Quốc và xem xét việc đưa họ vào Danh sách thực thể". Bộ này cũng đang gấp rút tiến hành các cuộc điều tra.

"Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ sớm nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Các công ty Trung Quốc cũng không chịu yên. Họ đang tìm những cách mới để trốn tránh các lệnh trừng phạt của chúng tôi, tạo ra các tập đoàn mới và tương tự", bà Raimondo nói. 

Bà Raimondo cho biết, Hoa Kỳ cũng mong muốn được làm việc với các quốc gia đồng minh để điều chỉnh hạn chế thương mại của họ tương đồng với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Chính quyền cựu TT Donald Trump trước đây đã mạnh tay sử dụng Danh sách thực thể, bổ sung hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei vào năm 2019, nhà sản xuất chip SMIC và nhà sản xuất máy bay không người lái Trung Quốc DJI vào năm 2020.

Đến Chính quyền TT Joe Biden cũng tiếp tục mở rộng chính sách đó. Vào tháng 11/2021, chính quyền Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ tiếp tục đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc khác vào danh sách với lý do an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. 

Vào tháng 12, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc và 11 viện nghiên cứu vào danh sách này.

Bộ trưởng Raimondo trích dẫn một báo cáo gần đây cho biết, Apple Inc đang xem xét chuyển một số hoạt động sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc. “Tôi cũng đã nghe điều tương tự từ nhiều công ty sản xuất khác của Mỹ, nhiều công ty vốn đã sản xuất ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ”, bà Raimando nói. 

Vào tháng 2, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm 33 đơn vị Trung Quốc vào “danh sách chưa được xác minh”, yêu cầu các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ phải tuân theo nhiều thủ tục hơn trước trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho các công ty này. 

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington năm ngoái cho biết, Hoa Kỳ đang “sử dụng khái niệm toàn diện về an ninh quốc gia và lạm dụng quyền lực nhà nước để trấn áp và hạn chế các doanh nghiệp Trung Quốc bằng mọi cách có thể”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...