Đây là lần đầu tiên doanh thu công ty xuống dưới 100 tỷ đồng kể từ 2014.
Tuy nhiên giá vốn cũng hạ xuống nhanh chóng giúp cho công ty vẫn duy trì được mức lãi gộp trên 7 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính (cụ thể là lãi tiền gửi) của AMD giảm mạnh 64% về gần 5 tỷ đồng.
Chi phí quản lý của AMD tăng gấp 10 lần cùng kỳ lên mức 29 tỷ đông. Nguyên nhân do công ty đã trích lập dự phòng bổ sung một số khoản nợ phải thu khó đòi.
Sự sa sút của doanh thu cùng với chi phí trích lập dự phòng bổ sung cho một số khoản nợ khó đòi đã làm cho công ty lỗ sau thuế 24 tỷ đồng, trái ngược với lợi nhuận 5 tỷ đồng trong quý II/2021.
Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy tổng giá trị gốc các khoản nợ xấu của FLC Stone tại ngày 30/6 năm nay là hơn 55 tỷ đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi là 27,4 tỷ đồng, tức là chỉ khoảng một nửa giá gốc.
Các doanh nghiệp mới trong danh sách nợ xấu của FLC Stone tại ngày cuối quý II năm nay được liệt kê trong bảng bên dưới. Doanh nghiệp có nợ xấu nhiều nhất là CTCP Công nghệ TMC với giá trị nợ gốc hơn 35 tỷ đồng, xếp thứ hai là CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) với 6,5 tỷ đồng. FLC Stone phải trích lập dự phòng khoảng 50% giá trị nợ xấu.
Kết thúc quý II/2022, tổng tài sản của AMD giảm 6% so với đầu năm xuống còn hơn 2.446 tỷ đồng. Trong đó, tiền và tiền gửi ngắn hạn giảm mạnh 93%, chỉ còn hơn 2 tỷ đồng. Đồng thời, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm 9% về mức 1.399 tỷ đồng do tăng trích lập dự phòng phải thu khó đòi.