G20 làm G7 lép vế: Vì cường quốc cần gặp Putin?

Ngày 5/9, tại thành phố Hàng Châu - Trung Quốc vừa kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh của 20 nền kinh tế lớn (gọi tắt là G20). Vào đêm trước của diễn đàn, trong một cuộc phỏng vấn tờ báo kinh tế Mỹ Bloomb
G20 làm G7 lép vế: Vì cường quốc cần gặp Putin?

Ngày 5/9, tại thành phố Hàng Châu - Trung Quốc vừa kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh của 20 nền kinh tế lớn (gọi tắt là G20).

Vào đêm trước của diễn đàn, trong một cuộc phỏng vấn tờ báo kinh tế Mỹ Bloomberg, Tổng thổng Nga Vladimir Putin nói rằng G20 cần phải tập trung vào các vấn đề kinh tế hơn là chính sách đối ngoại.

"Tất nhiên, chính trị có ảnh hưởng đến các quá trình kinh tế, đó là một thực tế hiển nhiên, nhưng nếu chúng ta mang đến Diễn đàn các vấn đề xích mích hoặc nếu không phải là những vấn đề tranh cãi mà chỉ là những vấn đề rất quan trọng, có liên quan đến chính trị thế giới thì chính chúng ta đã làm cho chương trình nghị sự của G20 bị quá tải, và thay vì phải giải quyết các vấn đề về tài chính, về thay đổi cơ cấu kinh tế, về hành vi trốn thuế, v.v… chúng ta lại đi tranh luận bất tận về vấn đề Syria, hoặc những vấn đề thế giới khác"- nhà lãnh đạo Nga nói.

Tuy nhiên, trên thực tế G20 từ lâu đã không còn là một diễn đàn kinh tế thuần tuý.

Chúng ta đang bước vào một thế giới mới

Diễn đàn của nhóm 20 nền kinh tế lớn lần đầu diễn ra vào cuối những năm 1990, khi các nước châu Á đang bị bao phủ bởi cuộc khủng hoảng tài chính, và các nước phương Tây không biết phải có phản ứng ra sao. Lúc đó, bộ trưởng tài chính của các nước G8 đã có sáng kiến mở rộng phạm vi của những người có thể chèo lái con thuyền của nền kinh tế thế giới.

Có một Logic đơn giản và rõ ràng là: không có Trung Quốc và Ấn Độ thì các vấn đề kinh tế thế giới không thể giải quyết được. Vì vậy, Mỹ và Anh đã đề xuất một phương án độc đáo về một diễn đàn dành cho các nước tham gia gọi là G20.

Tuy nhiên, sau hội nghị thành lập G20 tại Berlin vào tháng 12/1999, người ta gần như lãng quên tổ chức này. Trong thời gian 10 năm, trước khi có cuộc khủng hoảng mới xảy ra (năm 2008), không có một hội nghị thượng đỉnh nào được tổ chức, chỉ có các cuộc họp thường niên ở cấp bộ trưởng tài chính và chủ tịch các ngân hàng trung ương.

Nhưng hậu quả của việc ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers và các công ty thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac phá sản đã ảnh hưởng tới tình hình kinh tế chung của thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính và thiếu thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng lặp đi lặp lại trên toàn thế giới. Rõ ràng là không quốc gia nào có thể một mình chống chọi lại được cuộc khủng hoảng này. Vì vậy, cần phải có sự hợp lực.

Và lúc này phương thức G20 lâu nay bị lãng quên giờ trở nên đắc dụng. Nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước cơn nguy kịch, cho nên hội nghị thượng đỉnh G20 lúc đó đã không tổ chức theo kế hoạch mỗi năm một lần, mà tiến hành các cuộc họp khẩn cấp.

Hội nghị đầu tiên với chủ đề "chống khủng hoảng", được tổ chức vào tháng 11/2008 tại Washington DC, hội nghị tiếp theo chỉ sau có 6 tháng, vào tháng 4/2009 tại London, và đến tháng 9/2009 G20 lại một lần nữa được tổ chức tại Pittsburgh- Mỹ

Các Bộ trưởng Tài chính G20 tại hội nghị ở Berlin, tháng 12/1999. Ảnh: Jockel Finck / AP
Các Bộ trưởng Tài chính G20 tại hội nghị ở Berlin, tháng 12/1999. Ảnh: Jockel Finck / AP

Sau Hội nghị thượng đỉnh năm 2008, Nicolas Sarkozy, đương kim tổng thống Pháp lúc bấy giờ, tuyên bố: "Chúng ta đang bước vào một thế giới mới" Theo ông, đã có "một thỏa thuận lịch sử về các nguyên tắc hoạt động cơ bản trong lĩnh vực tài chính và tăng cường giám sát hoạt động thị trường tài chính."

Nhưng sự đột phá cân não, như người ta thường gọi các hội nghị thượng đỉnh, trong thực tế, mang lại ít hiệu quả. Ví dụ như lời kêu gọi bãi bỏ các biện pháp bảo hộ để bảo vệ các nền kinh tế quốc gia đã bị treo lơ lửng trong không khí. Không ai chịu thực hiện lời kêu gọi đó, những nước tham gia G20 ai cũng muốn kéo tấm chăn chung về phía mình.

Và cuối cùng thì tất cả đều gật gù, phê phán việc không thực hiện các quyết định đã đề ra. Và ý tưởng cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ở Pittsburgh, vẫn còn được tranh luận cho đến ngày nay. Ngoài ra, có rất nhiều tranh cãi, về nguyên tắc, về tính hợp pháp của các quyết định đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh, bởi vì Diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn đâu phải là một câu lạc bộ không chính thức.

Lấy cớ để gặp nhau

Thời điểm nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua, nhưng "G20" vẫn còn đó. Và tổ chức này đã tiến lên một cấp độ mới đó là lĩnh vực chính trị. Lý do rất đơn giản. Một mặt, G20 là tổ chức liên kết các quốc gia từ mọi miền khác nhau của thế giới, mang tính đại diện hơn và cân bằng hơn so với "G 8". Mặt khác, các hội nghị thượng đỉnh G20 là cơ hội tuyệt vời cho các nhà lãnh đạo thế giới gặp gỡ, như người ta thường nói tới cụm từ "bên lề" Hội nghị.

Theo Đất Việt

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...