Gần 100 đại biểu dự cuộc họp của tiểu ban tiêu chuẩn và hợp chuẩn APEC

Gần 100 đại biểu đại diện 21 nền kinh tế thành viên đã tham dự cuộc họp của tiểu ban tiêu chuẩn và hợp chuẩn APEC.
Gần 100 đại biểu dự cuộc họp của tiểu ban tiêu chuẩn và hợp chuẩn APEC

Trong hai ngày 20 và 21/2 đã diễn ra Cuộc họp thường niên của Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (APEC/SCSC1). Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch của cuộc họp.

Gần 100 đại biểu đại diện 21 nền kinh tế thành viên đã tham dự cuộc họp. Với hai chủ đề chính là "Áp dụng tiêu chuẩn trong các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ (MSME)" và "Tác động của cơ sở hạ tầng chất lượng lên các nền kinh tế", các đại biểu đã tập trung thảo luận các phương hướng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn và hợp chuẩn, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại  và nền kinh tế số trong bối cảnh đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cuộc họp cũng chia sẻ nhiều điển hình và kinh nghiệm tốt liên quan đến phát triển hạ tầng chất lượng, các vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển thành phố thông minh; trao đổi các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; tăng cường phối hợp giữa các thành viên trong khuôn khổ hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan đến biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), giữa SCSC và các tổ chức quốc tế, khu vực như Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO), Uỷ ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Hội nghị Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương (PASC), Tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm Châu Á Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn Đo lường Pháp định Châu Á – Thái Bình Dương (APMLF)…

Các đại biểu cũng đã chia sẻ thông tin về hoạt động áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận, đổi mới công nghệ, giáo dục tiêu chuẩn trong các trường học…

Đoàn Việt Nam cũng có bài trình bày về nỗ lực và đóng góp của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế, vai trò của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế lớn như ISO, IEC, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU)… trong việc định hướng, thúc đẩy nền kinh tế số,  xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra. Đoàn Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các thảo luận, đề xuất Sáng kiến “Chia sẻ điển hình tốt về việc áp dụng tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp  đối với Đô thị thông minh trong khu vực APEC”.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.