Gạo Việt Nam đi ngang, gạo Thái Lan tăng giá trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán

Nhiều doanh nghiệp gạo Việt Nam vẫn đang trong thời gian nghỉ tết và thị trường lúa gạo nội địa gần như đứng yên ở mức giá 458 USD/tấn (gạo 5% tấm) thì các loại gạo cao cấp của Thái Lan cũng tăng giá mạnh so với thời điểm giữa tháng 12/2022.

Cụ thể, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan, gạo 5% tấm của nước này đang ở mức 523 USD/tấn, tăng đến 12 USD so với đầu tháng 1/2023. Nếu so với giữa tháng 12/2022 thì giá gạo Thái Lan đã tăng tới 58 USD.

Ngoài ra, các loại gạo cao cấp của Thái Lan cũng tăng giá mạnh so với thời điểm giữa tháng 12/2022 như: Hom Mali (niên vụ 2021/2022) đã lên đến 1.116 USD/tấn, tăng 108 USD/tấn; gạo Hom Mali niên vụ 2022/2023 đang ở mức 914 USD/tấn tăng 40 USD.

Ngoài Thái Lan, gạo Ấn Độ và Pakistan cũng tăng giá mạnh trong tháng 1/2023 như gạo cùng phẩm cấp của Ấn Độ đang ở mức 447 USD/tấn, tăng khoảng 50 USD; gạo Pakistan 492 USD/tấn tăng khoảng 34 USD.

Mặc dù gạo Việt Nam đang đứng yên trong đợt nghỉ tết Nguyên Đán 2023 nhưng theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện nay nhu cầu tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới đang rất khả quan. Nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng giao gạo đến tháng tháng 3 - 4/2023.

Điều này đồng nghĩa với lượng lúa hàng hóa của vụ đông xuân sẽ thu hoạch ngay sau tết được tiêu thụ hết cho bà con. Còn trong thời điểm trước và trong tết, nhiều doanh nghiệp không dám ký mới mà ưu tiên giao hàng cho các hợp đồng đã ký.

gạo Việt Nam
Năm 2022, gạo Việt Nam xuất khẩu đạt 7 triệu tấn, trị giá gần 4 tỉ USD

Các doanh nghiệp gạo Việt Nam cũng có cùng dự báo, giá lúa gạo Việt Nam cũng sẽ tăng trở lại khi các doanh nghiệp đồng loạt hoạt động trở lại trong một vài ngày tới.

Đáng chú ý, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến năm 2022, gạo Việt Nam xuất khẩu đạt 7 triệu tấn, trị giá gần 4 tỉ USD. Đây là kim ngạch cao nhất sau 15 năm qua và tiếp tục là hàng nông sản xuất khẩu tỉ đô.

Tính đến hết tháng 11/2022, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 600.000 tấn với giá trị 296 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo trong 11 tháng của năm 2022 đạt lần lượt 6,69 triệu tấn và 3,24 tỉ USD (tăng 6,9% so với cùng kỳ 2021).

Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tháng 11, giá gạo Việt Nam xuất khẩu tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn so với thời điểm Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo. 

Hiệp hội lương thực Việt Nam đánh giá, do thị trường thế giới biến động và ảnh hưởng của chính trị, kéo theo nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó, gạo Việt Nam xuất đi các nước sẽ neo ở mức cao, thậm chí còn cao hơn các năm. Điều này cũng cho thấy, gạo nước ta đã xây dựng được vị thế vững chắc trên thị trường gạo quốc tế.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hiện chất lượng và độ an toàn thực phẩm của gạo Việt Nam ngày được nâng cao nên được nhiều thị trường cao cấp trên thế giới lựa chọn. Vác nước nhập khẩu gạo lớn gồm Trung Quốc, châu Phi và khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia… đang có nhu cầu lớn mua gạo Việt Nam.

Trong đó, thị trường Philippines chuộng mua các loại gạo như: DT8, OM18 và OM5451. Nguyên nhân là do ngoài chất lượng và an toàn thực phẩm thì gạo Việt Nam do tính chất mùa vụ nên luôn đảm bảo độ tươi mới.

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp cho biết, trong rất nhiều năm qua, chưa năm nào giá gạo thơm ST24, ST25 xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, châu Âu có giá trên 1.000 USD/tấn. Cùng với đó có 22 doanh nghiệp Việt đang được cấp phép xuất gạo tẻ, gạo thơm và gạo nếp vào Trung Quốc với giá cao.

Xem thêm

Giá gạo Việt Nam có xu hướng tăng

Giá gạo Việt Nam có xu hướng tăng

Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo tấm và áp mức thuế 20% xuất khẩu đối với các loại gạo khác đã ngay lập tức tác động lên thị trường

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng trở lại trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, gây không ít bất ngờ cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp...

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.