Ghế nóng nhiều doanh nghiệp đổi chủ sau kỳ nghỉ Tết

Ngay sau kỳ nghỉ Tết, loạt lãnh đạo cấp cao của nhiều doanh nghiệp bất ngờ tuyên bố rời ghế, tạo nên làn sóng thay đổi nhân sự đáng chú ý trên thị trường...

Ghế nóng nhiều doanh nghiệp đổi chủ sau kỳ nghỉ Tết

Sau những ngày nghỉ Tết dài, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một làn sóng thay đổi nhân sự cấp cao tại nhiều doanh nghiệp lớn. Nhiều chủ tịch, tổng giám đốc đã quyết định rời ghế nóng.

Tại Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu Điện (mã chứng khoán: EMS), ông Nguyễn Xuân Lam đã nộp đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị vào ngày 24/1 theo quyết định luân chuyển cán bộ từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, cổ đông lớn đang nắm giữ hơn 84% vốn của EMS. Ông Lam đảm nhận chức vụ này từ ngày 28/4/2022 và từng đại diện gần 41% vốn của Bưu điện Việt Nam tại EMS.

Về tình hình kinh doanh, năm 2024, doanh thu EMS đạt 1.848,07 tỷ đồng, tăng 2,84% so với cùng kỳ. Lợi nhuận lũy kế đạt 65,77 tỷ đồng, tăng 1,59% so với cùng kỳ.

Tình hình tương tự diễn ra tại Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình (mã chứng khoán: HRC), khi ông Trần Khắc Chung rời vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị vào ngày 25/1 theo quyết định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã chứng khoán: GVR). Ngay sau đó, HRC đã bầu ông Nguyễn Văn Quang thay thế.

Lũy kế cả năm 2024, doanh thu của Cao su Hoà Bình dù chỉ đạt 214,27 tỷ đồng, tăng 16,98% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận lũy kế lại tăng 286,26% so với cùng kỳ, đạt 65,58 tỷ đồng.

Một trường hợp đáng chú ý khác là tại Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (mã chứng khoán: CC1), ông Nguyễn Văn Huấn đã rời vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị vào ngày 3/2 để tập trung vào vai trò điều hành tại Công ty Cổ phần CC1 - Holdings, cổ đông lớn của CC1. Vị trí của ông được chuyển giao cho ông Phan Hữu Duy Quốc, chuyên gia từng tham gia cố vấn cho dự án metro số 1 tại TP.HCM.

Năm 2024, CC1 đạt doanh thu 10.157 tỷ đồng, tăng 81% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 325 tỷ đồng, tăng 7,58% trong năm 2024.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (mã chứng khoán: PAP) cũng có sự điều chỉnh nhân sự khi bổ nhiệm ông Lê Đình Nghiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc từ ngày 7/2. Đáng chú ý, ông Nghiệm chỉ mới 35 tuổi. Trước đó, Ban Tổng giám đốc của Cảng Phước An bao gồm ông Trương Hoàng Hải, Tổng Giám đốc và ông Đào Minh Tùng, Phó Tổng Giám đốc.

Tới thời điểm hiện tại, Cảng Phước An mới ra công bố báo cáo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2024 nhưng với tình hình không mấy khả quan. Luỹ kế trong năm 2024, PAP ghi nhận doanh thu 2,18 tỷ đồng so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 17,31 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 7,8 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 10,51 tỷ đồng.

Không chỉ dừng lại ở những doanh nghiệp trên, Công ty Cổ phần Pin Hà Nội (mã chứng khoán: PHN) cũng chứng kiến sự thay đổi khi ông Phạm Văn Nghĩa đệ đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị vào ngày 4/2 với lý do cá nhân.

Trong thời gian chờ bầu chủ tịch mới, ông Nghĩa đã ủy quyền cho ông Michael Lam, Thành viên Hội đồng quản trị, tạm thời đảm nhiệm các công việc theo quy định.

Một trường hợp khác là tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư PP Enterprise (mã chứng khoán: PPE), ông Hoàng Việt, cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 19,95%, cũng bất ngờ rời ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị vào ngày 6/2 vì lý do cá nhân.

Trước đó, PPE đã lên kế hoạch tổ chức cuộc họp đại hội cổ đông bất thường vào ngày 14/2 để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 - 2028, trong đó, ông Trần Đức Hiệp (sinh năm 1979) là ứng viên được đề cử vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...