Giá dầu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất ba tuần trong phiên 7/4

Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên, sau khi chạm mức thấp nhất ba tuần vào phiên trước đó giữa bối cảnh các nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu nhất trí giải phóng lượng lớn dầu từ kho dự trữ chiến lược do lo ngại về nguy cơ thắt chặt nguồn cung “phủ bóng đen” lên thị trường năng lượng toàn cầu.
Một trạm xăng ở Brussels, Bỉ, ngày 29/3/2022.
Một trạm xăng ở Brussels, Bỉ, ngày 29/3/2022. 

Giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 1,42 USD (1,4%), lên 102,52 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn cũng tiến 1,55 USD (1,6%), lên 97,78 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đều giảm hơn 5% trong phiên giao dịch trước và ghi nhận mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 16/3.

Các nước thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 6/4 đã nhất trí phối hợp “bơm” thêm 120 triệu thùng dầu ra thị trường, trong đó Mỹ đóng góp 50%, nhằm hạ nhiệt giá “vàng đen” khi nguồn cung trở nên quá eo hẹp do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Nhưng các nhà phân tích và các thương nhân cho biết, ngay cả khi các kho dự trữ dầu được giải phóng, nguồn cung dầu vẫn trong tình trạng khan hiếm.

Một nhà kinh doanh dầu có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Việc các thành viên IEA bơm thêm dầu ra thị trường phản ánh quyết tâm chính trị mạnh mẽ chống lại Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine, nhưng nó không đủ để lấp đầy sự thiếu hụt nguồn cung thực tế”.
Các nhà máy lọc dầu nhà nước ở Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, vẫn đang tôn trọng các hợp đồng dầu hiện có với Nga nhưng tránh thiết lập các hợp đồng mới, cho dù giá dầu giảm mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...