Giá dầu vẫn tăng mạnh bất chấp Mỹ và đồng minh xả 60 triệu thùng dầu dự trữ

Ngày 01/03, Mỹ và đồng minh nhất trí giải phóng 60 triệu thùng dự trữ dầu chiến lược, Nhà Trắng và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Giá dầu vẫn tăng mạnh bất chấp Mỹ và đồng minh xả 60 triệu thùng dầu dự trữ

Theo đó, 50% lượng dầu này sẽ đến từ Dự trữ Dầu khí Chiến lược Mỹ và 30 triệu thùng còn lại đến từ châu Âu và châu Á. Những đồng minh khác bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Italy, Hà Lan và các quốc gia châu âu khác.

Ngày 01/03, IEA thông báo rằng các quốc gia thành viên nhất trí giải phóng dự trữ dầu chiến lược để truyền tải “một thông điệp mạnh mẽ tới thị trường dầu toàn cầu rằng sẽ không có thiếu hụt dầu”.

Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết việc giải phóng dự trữ dầu “là một ví dụ về sự hợp tác trên toàn thế giới để lên án hành động tiến công vô cớ của Nga vào Ukraine và phối hợp cùng nhau để giải quyết tác động từ cuộc chiến của Tổng thống Putin”.

“Tổng thống Biden đã nói rõ ngay từ đầu rằng tất cả công cụ đều được xem xét để bảo vệ doanh nghiệp và người dân Mỹ, bao gồm cả đà tăng của giá dầu”, Nhà Trắng cho biết.

Thị trường dầu không hề hấn gì từ tuyên bố trên. Giá dầu WTI hiện còn tăng mạnh lên gần 109 USD/thùng, còn dầu Brent lên sát 111 USD/thùng.

“Mấu chốt là tuyên bố trên không đủ để xoa dịu thị trường. Đây là một giải pháp chữa cháy”, Michael Tran, Giám đốc bộ phận chiến lược năng lượng tại RBC Capital Markets, cho biết.

“Chúng ta cần số lượng lớn hơn rất nhiều”, Robert Yawger, Phó Chủ tịch tại Mizuho Securities, cho hay.

Bob Yawger, Giám đốc bộ phận hợp đồng tương lai tại Mizuho Securities USA, lưu ý rằng 60 triệu thùng không ảnh hưởng nhiều và không đủ để bù đắp nguồn cung bị mất từ Nga.

Con số này tương đương khoảng 6 ngày sản xuất ở Nga và khoảng 12 ngày xuất khẩu của nước này. Trước khi Nga tấn công Ukraine, thị trường dầu mỏ toàn cầu vốn đã thắt chặt. Nhu cầu phục hồi, trong khi nguồn cung vẫn bị hạn chế. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm Nga, sẽ nhóm họp trong tuần này để thảo luận về sản lượng cho tháng 4.

Cuộc tiến công của Nga vào Ukraine làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu vì Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới.

Giá dầu cao hơn đã đẩy giá bán tại các trạm bơm xăng và khí gas lên mức cao nhất trong 7 năm. Giá bán xăng loại thường tăng lên mức 3.62 USD/gallon trong ngày 01/03, tăng 9 xu trong 1 tuần và 24 xu trong 1 tháng, theo AAA. Tại một thời điểm nào đó, giá năng lượng trở nên quá đắt đỏ đến nỗi làm giảm nhu cầu từ người tiêu dùng và làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong thông điệp liên bang, ông Biden cho biết đợt giải phóng dự trữ 30 triệu thùng dầu sẽ kìm hãm đà tăng của giá gas tại nước Mỹ. “Tôi muốn bạn biết rằng chúng ta sẽ vẫn ổn”, ông nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…