2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 937 triệu USD

Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 đạt 108,52 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 937 triệu USD

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 53,79 tỷ USD, tăng 10,2%; kim ngạch nhập khẩu đạt 54,73 tỷ USD, tăng 15,9%, chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm đến 93,8% tổng kim ngạch (tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước).

Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 nhập siêu 937 triệu USD.

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là tốc độ xuất khẩu hàng hoá giảm hơn 50%. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng giảm hoặc tăng thấp như: Điện thoại và linh kiện giảm 15,1%; rau quả giảm 12,3%; chè giảm 10,8%; hạt điều giảm 2,4%; cao su tăng 6,6%; dây điện và cáp điện tăng 6,8%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02/2022 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (tháng 02/2021 giảm 8,3%).Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4% (cùng kỳ năm trước tăng 6,8%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 6,1% (cùng kỳ năm trước tăng 9,4%).

Một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II có chỉ số sản xuất tăng cao: Sản xuất thiết bị điện tăng 27,9%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 21,2%; sản xuất trang phục tăng 20,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 15%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 11%; sản xuất xe có động cơ tăng 10,8%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 10,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) tăng 10,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 9,7%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.