Gia Lâm khẩn trương hoàn thành các mục tiêu để lên Quận vào năm 2020

Huyện Gia Lâm đang khẩn trương chỉ đạo hoàn thiện và trình phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận vào năm 2020 theo chỉ đạo của Thành phố. Dự kiến cuối tháng 8/2018, huyện sẽ trình T
Gia Lâm khẩn trương hoàn thành các mục tiêu để lên Quận vào năm 2020

Ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Gia Lâm

Đây là thông tin quan trọng, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, thông tin kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM) 7 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2018, diễn ra vào chiều 14/8.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Gia Lâm cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, kịp thời của các cáp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể nhân dân, kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm thời gian qua đã đạt được những kết quả toàn diện. Kinh tế duy trì ổn định, thu ngân sách tăng cao hơn so với cùng kỳ, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển, công tác cải cách hành chính có chuyển biến và đổi mới, kỷ luật, kỷ cương hành chính được duy trì, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Cụ thể, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do Huyện quản lý tăng 10,41% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt 1.478 tỷ đồng, bằng 61,4% dự toán Thành phố và Huyện giao, bằng 130,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt 266 tỷ đồng, bằng 60,4% dự toán giao, bằng 146,9% so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian qua, huyện cũng đã chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng theo quy hoạch, đã cấp giấy phép xây dựng cho 541 trường hợp với tổng diện tích sàn 139.464m2. Tỷ lệ công trình xây dựng có phép, miễn phép đạt 98,8%. Thực hiện tốt trật tự và văn minh đô thị, tuyên truyền, vận động nhân dân tự dỡ bỏ và tổ chức giải tỏa vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, hướng dẫn chỉnh sửa đảm bảo mỹ quan đô thị và duy trì trật tự đô thị sau giải tỏa.

Trong 7 tháng đầu năm 2018, huyện đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công xây dựng các dự án giao thông trọng điểm (đường Dương Xá - Đông Dư, đường Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng, tuyến đường 30m...), các dự án trường học, mua sắm trang thiết bị phục vụ khai giảng năm học mới và các dự án dân sinh bức xúc,... Hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng 21 công trình.

Bên cạnh đó, công tác văn hóa, xã hội tiếp tục được duy trì tốt. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, huyện ban hành Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch Kiểm tra công vụ, thực hiện 44 cuộc kiểm tra tại 26 đơn vị trên địa bàn huyện, qua đó yêu cầu các đơn vị khắc phục ngay các tồn tại, vi phạm, thực hiện chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính…

Về xây dựng NTM, ông Nguyễn Ngọc Thuần cho hay, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 20/20 xã được công nhận xã NTM. UBND huyện đang tiếp tục rà soát, đánh giá đúng trên địa bàn huyện 20/20 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. UBND Huyện chỉ đạo tiếp tục rà soát, đánh giá đúng thực chất kêt quả 19 tiêu chí đối với 20 xã nhằm đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí xã NTM và phấn đấu để hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020 theo Hướng dẫn của Trung ương và Thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Gia Lâm cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế của huyện trong thời gian qua. Trong đó, công tác quản lý môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ, vẫn còn để xảy ra vi phạm gây ô nhiễm ô trường. Công tác thông tin tuyên truyền chưa thực sự được quan tâm, hình thức còn hạn chế, việc triển khai tuyên truyền qua mạng xã hội tại các xã, thị trấn chưa được thực hiện. Công tác trật tự đô thị có chuyển biến tích cực nhưng chưa bền vững, vẫn còn tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường,...

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Gia Lâm cho biết, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chủ đề năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thông chính trị”. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, thực hiện tốt cải cách hành chính. Cùng với đó, triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo quốc phòng, an ninh. Duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. 

Bên cạnh đó, Huyện đang nỗ lực hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận huyện NTM xong trong tháng 8/2018 để được công nhận và công bố huyện NTM dự kiến vào khoảng tháng 9 đến tháng 11/2018.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…