Giá lợn hơi ngày 14/7: Giảm nhẹ, giá cao nhất chỉ còn 66.000 đồng

Giá lợn hơi ngày 14/7, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam có giá thua mua đứng yên, riêng miền Bắc ghi nhận mức giảm 1.000 đồng/kg sau một tuần đứng giá ...
Giá lợn hơi ngày 14/7: Giảm nhẹ, giá cao nhất chỉ còn 66.000 đồng

Giá lợn hơi ngày 14/7 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 58.000 đồng/kg đến 66.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg. Trong đó Hưng Yên ghi nhận mức giá 66.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg - mức giá cao trên cả nước. Thấp hơn một chút là tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nội và Tuyên Quang có giá thu mua 65.000 đồng/kg. Riêng Phú Thọ có giá giao dịch 64.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. 

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 14/7 tại miền Bắc

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 59.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa có thua mua 63.000 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk vẫn là địa phương ghi nhận giá thấp nhất, còn 59.000 đồng/kg. Các Tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Ninh Thuận cùng ghi nhận mức giá thu mua 60.000 đồng/kg.

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 14/7 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 58.000 đồng/kg - 62.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận tại Vũng Tàu và Đồng Tháp với giá thua mua 62.000 đồng/kg. Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận mức giá thấp nhất 58.000 đồng/kg. Riêng tỉnh Sóc Trăng có giá giao dịch là 62.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại có giá thua mua từ 59.000 đồng/kg đến 61.000 đồng/kg. 

giá lợn hơi
Bảng giá lợn hơi ngày 14/7  tại miền Nam

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định, sắp tới giá thức ăn chăn nuôi vẫn duy trì ở mức hiện tại và khó tăng tiếp. Lý do vì những khó khăn trong sản xuất và chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi của thế giới đang dần được tháo gỡ, nhất là sau đại dịch Covid-19 các chuỗi cung ứng toàn cầu dần đi vào ổn định.

Thêm vào đó, các quốc gia sản xuất nguyên liệu ngũ cốc đã được khôi phục. Vì vậy, nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn sẽ thuận lợi hơn, kéo theo giá thức ăn được ổn định.

Có thể bạn quan tâm