Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay tiếp tục giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương, dao động trong khoảng 47.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Thị trường lợn hơi ở miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg. Cụ thể, Lào Cai giảm 1.000 đồng/kg về mức 48.000 đồng/kg, giá thấp nhất khu vực.
Ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 50.000 đồng được ghi nhận tại Thái Bình, Hà Nam. Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận mức giá là 49.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Giao dịch lợn hơi tại khu vực này ghi nhận mức giảm rải rác tại một vài địa phương, trong khoảng 47.000 – 50.000 đồng/kg.
Quảng Bình và Quảng Ngãi là tỉnh có giá lợn hơi cao nhất khu vực với 50.000 đồng/kg. Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá thu mua tại Nghệ An, Lâm Đồng cùng về mức 48.000 đồng/kg.
Cùng ghi nhận mức giá 47.000 đồng/kg, lợn hơi tại Đắk Lắk và Ninh Thuận điều chỉnh lần lượt giảm 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất khu vực.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Khu vực phía Nam giảm 1.000 đồng/kg trên diện rộng, dao động quanh mức 47.000 - 52.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau.
Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Đồng Nai, TP.HCM, Tây Ninh, Vũng Tàu và Trà Vinh đang cùng thu mua lợn hơi ở mức 48.000 đồng/kg, ngang bằng với Bình Phước và Kiên Giang.
Tương tự mức giảm, lợn hơi tại Long An giảm xuống 50.000 đồng/kg. Các địa phương khác giữ nguyên giá, trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 47.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Dương.
Trong năm 2023 ngành chăn nuôi lợn gặp phải nhiều khó khăn. Trong đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, dịch tả lợn Châu Phi có những diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương.
Bên cạnh đó, giá lợn hơi đang ở mức thấp nên người chăn nuôi không mặn mà với việc tái đàn bởi thu không đủ chi.
Theo thống kê, tổng số lợn của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 11/2023 tăng 4% so với cùng thời điểm năm 2022, với số lượng khoảng 27 triệu con. Do đó, cơ quan chức năng dự báo sẽ không thiếu nguồn cung mặt hàng này, bảo đảm đầy đủ thực phẩm cho thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ thịt vào dịp cuối năm cũng như Tết Nguyên đán luôn cao nên người chăn nuôi lợn cần nâng cao sự chủ động trước dịch bệnh. Đồng thời, nắm chắc nhu cầu thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp, chuẩn bị nguồn cung thịt lợn bảo đảm cho thị trường.