Ngày 26/12, giá lợn hơi cả nước đã trở lại đà tăng. Trong đó, mức tăng cao nhất 2.000 đồng/kg được ghi nhận tại khu vực phía Nam. Hiện, giá lợn hơi tại các tỉnh dao động trong khoảng 48.000 – 52.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Giá giao dịch lợn hơi ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 50.000 – 52.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá lợn hơi tại Phú Thọ, Hà Nội và Tuyên Quang tăng 1.000 đồng/kg lên mức 52.000 đồng/kg, cao nhất khu vực cùng với Bắc Giang, Vĩnh Phúc.
Mức giá thấp nhất là 50.000 đồng/kg ghi nhận tại Ninh Bình. Các địa phương còn lại ghi nhận mức giá 51.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Tại đây, giá lợn hơi tăng nhẹ, dao động trong khoảng 48.000 – 50.000 đồng/kg. Trong đó, Lâm Đồng là tỉnh có mức giá cao nhất với 50.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 đồng/kg.
Tương tự mức tăng, giá thu mua lợn hơi tại Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận cùng lên mức 49.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất 48.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa và Đắk Lắk.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tại khu vực phía Nam, giá lợn hơi đồng loạt tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg.
Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, Vũng Tàu có giá thu mua lợn hơi là 50.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Đồng Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu sau khi tăng 1.000 đồng/kg so với phiên hôm qua.
Cùng mức tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi được ghi nhận tại Bình Phước, TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh lên mức 49.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất khu vực cùng với Trà Vinh. Ngoài ra, mức giá cao nhất thuộc về Cà Mau với 52.000 đồng/kg.
Theo Cục Chăn nuôi, đến nay, tổng đàn lợn cả nước đạt 30,3 triệu con, tăng 4,2% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lợn hơi đạt 4,68 triệu tấn nên dự báo sẽ không thiếu nguồn cung thịt lợn. Chưa kể, các nguồn thực phẩm khác như thịt gà, thịt bò, trứng, thủy, hải sản… bảo đảm đầy đủ thực phẩm cho thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán 2024.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cùng các địa phương vẫn cần tăng cường theo sát diễn biến cung - cầu mặt hàng thịt lợn nhằm tránh xảy ra đột biến cục bộ về giá. Đồng thời, theo dõi thị trường con giống, thức ăn chăn nuôi để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, góp phần ổn định đầu vào cho người chăn nuôi.
Về phía người chăn nuôi cùng nhà phân phối cần điều tiết phù hợp lượng cung và kế hoạch bán hàng, có trách nhiệm với người tiêu dùng. Đặc biệt, không để giá lợn hơi tăng “nóng”, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát kinh tế vĩ mô của nhà nước, nhất là thời điểm nhạy cảm của thị trường vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.