Ngày 3/1, giá lợn hơi cả nước có nơi tăng, nơi giảm. Theo đó, miền Bắc là khu vực có mức giảm đồng nhất 1.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam có mức tăng giảm trái chiều.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Lợn hơi miền Bắc giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực là 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên và Hà Nội.
Bên cạnh đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang đang thu mua lợn hơi ở mức 50.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá của các địa phương còn lại.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Giá lợn hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 48.000 – 50.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Quảng Bình lên mức 50.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất khu vực cùng với Lâm Đồng.
Ngược lại, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Bình Thuận xuống mức 48.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực cùng với Quảng Trị, Khánh Hòa. Cùng đà giảm, giá lợn hơi tại Quảng Nam và Bình Định ghi nhận 49.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tại khu vực phía Nam, giá lợn hơi tăng giảm không đồng nhất và dao động trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg. Trong đó, mức thu mua lợn hơi cao nhất thuộc về Cà Mau với 52.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bến Tre và Sóc Trăng có giá thu mua là 49.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá được ghi nhận tại Kiên Giang có cùng mức giảm.
Ngược lại, giá lợn hơi tại Bình Phước, TP.HCM, Bình Dương và Tây Ninh tăng 1.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg.
Trong năm 2023, sau khi bật tăng lên mức 60.000 - 67.000 đồng/kg vào giữa tháng 7/2023, giá lợn hơi nhanh chóng quay đầu giảm và liên tục đi xuống cho đến nay do dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh tại các địa phương trên cả nước.
Hiện giá lợn hơi bình quân cả nước đạt 49.800 đồng/kg, ngang với giá lợn tại Trung Quốc nhưng vẫn cao hơn giá lợn tại Thái Lan, Campuchia.
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm vẫn là sức mua trên thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu thực phẩm của người dân giảm nhẹ so với trước đây do thu nhập bị ảnh hưởng. Sức tiêu thụ thực phẩm của các khu công nghiệp giảm mạnh do nhiều công ty giảm quy mô nhân sự do thiếu đơn đặt hàng.
Thời điểm này, tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại vẫn khá ổn định. Với tỷ lệ đàn lợn hiện có cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn của thị trường từ nay đến Tết nguyên đán Giáp Thìn.