Giá nhiên liệu tăng vọt, EVN than phải chi thêm hàng nghìn tỷ đồng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, chỉ trong tháng 7 và 20 ngày đầu tháng 8/2021, giá nhiên liệu đầu vào mà tập đoàn thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021.
Giá nhiên liệu tăng vọt, EVN than phải chi thêm hàng nghìn tỷ đồng

Giá than và dầu, khí bán cho sản xuất điện đã tăng mạnh trong 2 tháng qua khiến chi phí của EVN bị đội lên hơn 16.000 tỷ đồng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, giá than nhập khẩu bình quân tháng 7 đã tăng 17,5% so với số liệu bình quân tháng 6 và tăng 51,8% so với giá bình quân của 6 tháng đầu năm 2021. Còn nếu so với kỳ kỳ năm trước, giá than nhập khẩu đã tăng 250%.

Cụ thể, than nhập khẩu NewCastle đã tăng từ 98,8 USD/tấn bình quân 6 tháng đầu năm 2021 lên đến 150 USD/tấn trong tháng 7 và tiếp tục lên tới 159,7 USD/tấn trong 10 ngày đầu tháng 8/2021. Do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới, giá dầu HFSO bình quân tháng 7 cũng tăng 23% so với giá bình quân của 6 tháng đầu và tăng 68,3% so với mức giá của năm 2020.

Tại thời điểm tháng 8, giá dầu HSFO cũng đã tăng rất mạnh, lên 419 USD/tấn sau khi chạm mốc bình quân 374,4 USD/tấn. So với giá của năm 2020, dầu HSFO đã tăng hơn 60%. Giá bán các loại dầu DO và DO 3S cũng được ghi nhận tăng rất mạnh trong vòng gần 2 tháng qua, từ mức bình quân 14.981 đồng/kg và 12.454 đồng/kg lên lần lượt 17.508 đồng và 14.200 đồng/kg.

EVN cũng cho biết, theo số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia, sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường.

Nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 tăng tới 16.600 tỷ đồng. Với tình hình biến động về giá nhiên liệu đầu vào trong 8 tháng đầu năm 2021 như trên dẫn đến chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng cao. 

EVN cũng cho biết, giá nhiên liệu đầu vào tăng cao trong bối cảnh diễn biến thủy văn của các hồ thủy điện ở phía Bắc đến nay không thuận lợi khiến hoạt động của doanh nghiệp gặp khó. Hiện nay đã là cuối tháng 8, là thời điểm cuối mùa lũ chính vụ, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu lũ về các hồ thủy điện. Do vậy, tình hình tài chính của EVN cả năm 2021 được nhận định sẽ có rất nhiều khó khăn.

Xem thêm

EVNGENCO 2 chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ 1/7/2021

EVNGENCO 2 chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ 1/7/2021

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có Quyết định phê duyệt về các nội dung trình biểu quyết thông qua tại Đại hội đồng cổ đông lần đầu chuyển Công ty mẹ - EVNGENCO 2 sang công ty cổ phần vừa được tổ chức tại Cần Thơ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...