Giá vàng trong nước tăng mạnh, chênh thế giới 15 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước tăng mạnh, chênh lệch 15 triệu đồng/lượng so với thế giới, tác động đến nhà đầu tư và thị trường vàng Việt Nam...

Khảo sát trên thị trường sáng ngày 1/7, giá vàng miếng SJC ở khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM niêm yết ở mức 118,3 triệu đồng/lượng mua vào và 120,3 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 800.000 đồng/lượng so với thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 30/6.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn hiện giao dịch quanh ngưỡng 113 - 117 triệu đồng/lượng. Cụ thể, SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 114 - 116,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 tăng lên mức 115 - 116 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn ở mức 115 - 118 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng nhẫn tròn Phú Quý 999 của Công ty Cổ phần Đầu tư vàng Phú Quý được niêm yết ở mức 114,2 triệu đồng/lượng mua vào và 116,6 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng trong nước sáng 1/7

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay giao dịch ở ngưỡng 3.316 USD/oz, tăng 14 USD so mức đóng cửa phiên 30/6, theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco.

Nếu quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 104,5 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, vàng trong nước đang chênh khoảng 15 triệu đồng so với giá thế giới.

Khảo sát hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy giới chuyên gia trong ngành đang có những nhận định liên quan đến tương lại của loại tài sản này.

Theo ông Joseph Wu, Phó chủ tịch kiêm Quản lý danh mục đầu tư tại RBC Wealth Management phân tích, các yếu tố thúc đẩy giá vàng luôn là điều khó khăn. "Tuy nhiên, một mối quan hệ vẫn được duy trì khá tốt trong 25 năm qua là mối tương quan nghịch đảo của vàng với lãi suất thực", ông nói.

Vì vàng không tạo ra dòng tiền trong khi cũng phải chịu chi phí lưu trữ và bảo hiểm, ông Wu cho biết có thể lập luận rằng lợi suất vàng thực sự là âm. “Khi lãi suất thực tăng, chi phí cơ hội để nắm giữ vàng tăng lên, làm giảm sức hấp dẫn của nó so với các tài sản tạo ra thu nhập. Khi lãi suất thực giảm, điều ngược lại sẽ đúng”, ông Joseph Wu nhận định.

Diễn biến giá vàng thế giới 1/7

Còn Tiến sĩ kinh tế Thorsten Polleit đánh giá, diễn biến giá bạc và vàng không có gì đáng ngạc nhiên trong ba năm qua. Giá bạc (tính bằng USD) đã tăng 67 phần trăm, với mức tăng 17% trong 12 tháng qua. Giá vàng thậm chí còn diễn biến tốt hơn, với mức tăng 83% trong ba năm qua và tăng 43% so với năm trước. Đồng thời, sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư (tư nhân) đối với bạc và vàng như một khoản đầu tư đã tăng đáng kể.

Tuy nhiên, vị tiến sĩ cũng đánh giá trong các giai đoạn thị trường tăng giá như vậy, người ta đều biết rằng giá cả có thể dễ dàng bị thổi phồng. Do đó, có thể hữu ích khi xem xét kỹ hơn dữ liệu giá vàng và bạc dài hạn để rút ra một số bài học từ diễn biến giá lịch sử của chúng trong hiện tại.

Từ cuối những năm 1990 cho đến năm 2021, động lực này vẫn tương đối ổn định. “Các giai đoạn lãi suất thực thấp hoặc giảm - được đại diện bởi lợi suất của Chứng khoán được bảo vệ khỏi lạm phát của Kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm (TIPS) - thường có lợi cho môi trường thuận lợi cho vàng”, ông Wu cho biết. “Tuy nhiên, kể từ năm 2022, mô hình này đã yếu đi đáng kể. Mặc dù lãi suất thực tăng mạnh trong năm 2022 và 2023 - khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất nhanh chóng để kiềm chế lạm phát sau đại dịch - giá vàng vẫn kiên cường. Gần đây hơn, vàng đã tăng giá mạnh hơn nữa, ngay cả khi lợi suất thực vẫn không đổi”.

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá trung tâm USD/VND hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.058 VND, tăng 6 VND so với ngày 30/6. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại dao động trong khoảng 23.800 - 26.304 VND.

Tại Vietcombank, giá USD có mức mua vào là 25.910 VND và mức bán ra là 26.300 VND. Eximbank có giá mua vào là 24.415 VND và bán ra 26.300 VND.

Trên thị trường tự do tỷ giá USD/VND chiều tối 30/6 cộng thêm 10 đồng vào cả hai chiều, hiện niêm yết quanh mốc 26.380 - 26.480 đồng/USD.

Có thể bạn quan tâm