"Giải cứu" thịt lợn bằng điều kiện kinh doanh?

Đã xuất hiện những ý kiến đề nghị đưa chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện, trong bối cảnh giá thịt lợn đang xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
"Giải cứu" thịt lợn bằng điều kiện kinh doanh?

Tại Hội nghị tìm giải pháp ổn định và phát triển ngành chăn nuôi diễn ra hôm 24/4, một trong những đề xuất được đưa ra là phải đưa chăn nuôi thành ngành kinh doanh có điều kiện.

"Ông Phạm Văn Học, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam, cho hay trước đó Dabaco đã đưa ra dự báo là giá heo sẽ giảm mạnh năm 2017 do tốc độ tái đàn chóng mặt. Tuy nhiên, thông tin truyền tải chưa được quyết liệt, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại rất mơ hồ về thông tin thị trường, cứ thấy giá cao lại tái đàn, đến giờ giá giảm thê thảm ngoài sức tưởng tượng.

Do đó, Dabaco kiến nghị xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo cho người chăn nuôi và doanh nghiệp về nhu cầu thị trường. Nghiên cứu ngừng nhập khẩu thịt để dành thị phần cho thị trường nội địa…

Các doanh nghiệp tham gia hội nghị cũng đề nghị Bộ NN&PTNT đưa ngành chăn nuôi là ngành kinh doanh có điều kiện do với 55% là nông hộ nhỏ lẻ sẽ rất khó kiểm soát tăng đàn. Do đó, phải đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật, giải quyết vấn đề môi trường, hạn chế tình trạng phát triển ồ ạt như hiện nay.

Ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Đầu tư Anh Dũng, nhấn mạnh: “Dứt khoát ngành này là ngành kinh doanh có điều kiện, không thể cứ muốn là mở…”.

Theo quy định hiện hành của Luật Đầu tư, trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện chỉ có các cơ sở chăn nuôi tập trung là ngành kinh doanh có điều kiện. Điều này có nghĩa là các hộ nông dân hoàn toàn tự do trong việc chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ khi chăn nuôi tập trung với quy mô lớn mới phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, lý do để kiểm soát tăng đàn, tránh phát triển ổ ạt để kiến nghị đưa chăn nuôi thành ngành kinh doanh có điều kiện là không thuyết phục.

Trước đây, nhiều điều kiện kinh doanh đối với ngành xuất khẩu gạo hay kinh doanh khí gas cũng được đã được đưa ra, cũng với những lý do như tránh hỗn loạn thị trường hay tránh phát triển nóng. Tuy nhiên, cho tới gần đây, các cơ quan quản lý đang nghiên cứu, sửa đổi theo hướng giảm bớt các điều kiện này.

Trong Nghị định 66/2016/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT cũng đã bãi bỏ rất nhiều quy định về chăn nuôi tập trung gia súc gia cầm, nhất là những quy định quy định chung chung, chưa đáp ứng về tính minh bạch, rõ ràng của điều kiện kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...