Giải pháp “3 bước” để hải sản Việt thoát khỏi “thẻ vàng”

Nâng cao năng lực thực thi của hệ thống quản lý nhà nước và ngư dân trong khai thác hải sản được Bộ NN&PTNT đánh giá là giải pháp then chốt nhất để ngành này thoát khỏi tình trạng thẻ vàng mà Ủy ban c
Giải pháp “3 bước” để hải sản Việt thoát khỏi “thẻ vàng”

Theo lệnh cảnh báo thẻ vàng đối với Việt Nam do những nỗ lực chưa đủ để chống khai thác hải sản bất hợp pháp (quy định IUU) đến tháng 4/2018, EU sẽ sang đánh giá lại về các nỗ lực và cải thiện của phía Việt Nam để xem xét có cần chuyển xuống “thẻ đỏ” để cấm xuất khẩu (XK) hải sản sang thị trường này hay không.

Như vậy, Việt Nam chỉ còn đúng 4 tháng để hành động để không lâm vào tình trạng xấu hơn khi bị cơ quan này phạt tiếp thẻ đỏ, lúc đó sẽ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu hải sản đánh bắt sang thị trường châu Âu.

Khẳng định nỗ lực của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đối với giải pháp căn cốt để thoát thẻ vàng, không bị rút thẻ đỏ trong 6 tháng tới của EU, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Bộ NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch hành động với những giải pháp cụ thể, chi tiết để thực hiện 9 khuyến cáo của EU đối với thuỷ sản Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Tám, để EU rút lại thẻ vàng thì thuỷ sản Việt Nam phải hoàn thành cả 9 khuyến cáo của họ nhưng tổng hợp lại thì có 3 nhóm giải pháp cần tập trung xử lý. Thứ nhất, cần hoàn thiện thể chế phù hợp với quy định của quốc tế trong đó có EU. Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, Luật Thuỷ sản sửa đổi đã được thông qua trong đó Việt Nam đưa vào tối đa các khuyến cáo cơ quan này. Về phía Bộ NN&PTNT cũng đang khẩn trương triển khai sửa các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuỷ sản.

Nhóm giải pháp thứ hai là năng lực thực thi của hệ thống quản lý nhà nước và ngư dân. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng đây là vấn đề yếu nhất của Việt Nam và không thể đáp ứng ngay trong thời gian ngắn nhưng sẽ cố gắng làm những việc cấp bách trước mắt để vượt qua.

“Trong thực thi chúng ta phải thực hiện nghiêm Công điện 32 của Thủ tướng Chính phủ là chấm dứt tình trạng tàu cá của ngư dân khai thác bất hợp pháp trên vùng biển các nước. Vừa qua các địa phương đã triển khai quyết liệt vấn đề này. Từ tháng 7 đến nay tình trạng vi phạm đã giảm. Đặc biệt với Quảng Ngãi, địa phương có nhiều tàu cá vi phạm nhất thì từ tháng 7 đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp vi phạm nào.”- Thứ trưởng Tám nhấn mạnh.

Nhóm giải pháp thứ ba được đưa ra là công tác tuyên truyền. Theo Bộ NN&PTNT, việc tuyên truyền là để cho hệ thống quản lý nhà nước về thuỷ sản, các DN và đặc biệt là các chủ tàu, ngư dân hiểu được những nội dung chống đánh bắt bất hợp pháp, báo cáo không theo quy định là như thế nào trong thực tiễn. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho toàn xã hội cũng như hệ thống chính trị của chúng ta hiểu được và hành động.

“Truyền thông cũng phải tăng cường đối thoại bởi EU vẫn chưa thừa nhận những nỗ lực của Việt Nam trong tiếp thu các khuyến cáo đưa vào Luật Thuỷ sản sửa đổi, bổ sung. Trong ba nhóm giải pháp này thì năng lực thực thi là quan trọng nhất vì EU muốn chúng ta hành động cụ thể, chuyển biến trên thực tế”- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay.

Theo Plo

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...