Giải pháp giúp doanh nghiệp phòng, chống dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên đán 2022

Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) và CTCP Chăm sóc Sức khỏe VG Healthcare vừa phối hợp tổ chức hội thảo: “Giải pháp cho doanh nghiệp trong phòng, chống dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên đán” năm 2022.
Hội thảo: “Giải pháp cho doanh nghiệp trong phòng, chống dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên đán” năm 2022 được tổ chức với hình thức trực tuyến
Hội thảo: “Giải pháp cho doanh nghiệp trong phòng, chống dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên đán” năm 2022 được tổ chức với hình thức trực tuyến

Chương trình diễn ra nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có thêm những kinh nghiệm, ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xuất hiện, có biện pháp phòng ngừa lây lan, tái phát, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.

Tại hội thảo, Th.S Hoàng Giang - Phó trưởng khoa Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức thông tin tới các đại biểu tổng quan về dịch bệnh COVID-19 cũng như hướng dẫn xây dựng bộ quy tắc phòng chống dịch cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp xuất hiện từ 1 F0, đến nhiều F0; tư vấn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh an toàn và phương án kiểm soát tình hình dịch tễ của người lao động sau Tết Nguyên Đán.

Theo bác sĩ Hoàng Giang, kiểm soát nguy cơ là quan trọng nhất trong phòng chống dịch Covid-19, trong đó biện pháp chia nhỏ các nhóm làm việc theo vị trí việc làm có liên quan gần, tuyệt đối tuân thủ khẩu trang là biện pháp khả quan nhất trong tình hình hiện nay.

Bác sĩ Hoàng Giang cũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh; Đảm bảo sản xuất an toàn và thực hiện mục tiêu kép, hạn chế tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Theo đó, người đứng đầu cần trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch. “Chủ động tấn công” và nguyên tắc phòng chống dịch "phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”, luôn chuẩn bị cho các tình huống xấu hơn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cũng như tổ An toàn COVID-19; định kỳ tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch và xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động; thực hiện cam kết tuân thủ các quy định phòng chống dịch với chính quyền địa phương; tự đánh giá nguy cơ và cập nhật trên bản đồ an toàn COVID-19; Bố trí phương tiện đưa đón người lao động tuân thủ các quy định phòng, chống dịch; Tăng cường thông gió tại phân xưởng, nhà ăn; đặt camera giám sát các khu vực có nguy cơ…

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ các phương án phòng chống dịch đã thực hiện như: Bố trí nhân sự phụ trách phòng - chống dịch COVID, cập nhật kiến thức chuyên môn, việc triển khai xét nghiệm - theo dõi đã được doanh nghiệp triển khai và áp dụng…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...