Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh
Các khu công nghiệp tạo ra một lượng công ăn việc làm góp phần giải quyết hiệu quả nạn thất nghiệp. Do vậy, việc bảo đảm nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp ngày được cải thiện là nhiệm vụ quan trọng. Đâu là giải pháp cho vấn đề này?
Thực trạng phát triển nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp
Với việc đưa các chính sách vào cuộc sống nguồn cung về nhà ở cho công nhân phần nào được cải thiện, tuy nhiên, tình hình vẫn chưa thực sự trở thành một xu hướng chung trong cung về nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp.
Theo Báo cáo của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khi thực hiện nghiên cứu, khảo sát hiện trạng về điều kiện sống cho người lao động xung quanh các khu công nghiệp tại Việt Nam những tồn tại vẫn còn khá phổ biến ở các mặt như: Quy hoạch không gian và thiết kế công trình (chất lượng của môi trường sống); Tổ chức thực hiện dự án xây dựng nhà ở và khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Trong thực tế, để thực hiện một cách đầy đủ các quy định pháp lý còn khó khăn do liên quan đến vấn đề nguồn lực (tài chính hoặc đất đai). Ở nhiều khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp đã hình thành trước đây, quỹ đất cũng như kinh phí của địa phương để thực hiện điều này rất hạn hẹp nên khó hiện thực hóa quy định này trên thực tế.
Định hướng chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp
Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2127/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó nêu rõ quan điểm, định hướng giải quyết nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài KCN. Theo đó, để giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân, đặc biệt là nhà ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội thì không chỉ trông chờ vào Nhà nước mà phải kết hợp trách nhiệm của cả Nhà nước, của xã hội và bản thân người dân thì mới có thể giải quyết được.
Nhà nước chủ động tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho thuê; đồng thời có chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính - tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế, gồm: doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, doanh nghiệp sử dụng lao động trong các KCN, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ngoài KCN, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua đối với các hộ gia đình, cá nhân là công nhân lao động tại các KCN.
Chiến lược cũng đề ra các chỉ tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2016-2020 là thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, đáp ứng cho khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các KCN có nhu cầu được giải quyết chỗ ở.
Góc nhìn từ doanh nghiệp
Khu công nghiệp Bỉm Sơn A – Thanh Hóa
Công ty TNI Holdings Việt Nam - được biết đến là doanh nghiệp quản lý 11 khu/cụm công nghiệp trải dài từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa như: KCN Hà Nội Đài Tư, KCN Thạch Thất Quốc Oai, KCN Quang Minh (Hà Nội); KCN Nam Sách, KCN Tân Trường, KCN Phúc Điền (Hải Dương); KCN Đồng Văn 2 (Hà Nam); KCN Quế Võ 3 (Bắc Ninh); KCN Bỉm Sơn A (Thanh Hóa); KCN Minh Quang và CCN Lifan Phố Nối (Hưng Yên);… cho rằng việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp là điều cần thiết và cấp bách. Bởi đó là chính sách đa mục tiêu mà người dân, doanh nghiệp và Nhà nước đều hưởng lợi: người dân có nhà, doanh nghiệp và người lao động có việc làm, thu nhập, ổn định đời sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.