Các KCN do TNI Holdings Việt Nam phát triển và quản lý là nơi làm việc của hơn 300 nghìn lao động
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung Ương cũng nhận định tại diễn đàn: “Đô thị hóa đang trở thành một động lực tăng trưởng của nền kinh tế”. Một trong những dịch chuyển quy mô lớn trong nước thời gian tới là “công nghiệp hóa sẽ phải gắn liền và đi cùng với đô thị hóa; hình thành các thành phố công nghiệp. Và ngược lại, đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một trong các trụ cột phát triển các vùng kinh tế.”
Vậy đâu là tiền đề cũng như cơ hội phát triển của khu công nghiệp đô thị dịch vụ? Phải khẳng định, Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế ban hành năm 2018 vừa qua được đánh giá như một cú hích mở ra khái niệm mới và cơ hội mới cho sự phát triển của khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị dịch vụ. Và giải quyết nhu cầu của người lao động, tạo nên một khu công nghiệp đồng bộ, văn minh chính là hướng nền kinh tế tới sự phát triển bền vững.
Một cách khái quát, khu công nghiệp đô thị dịch vụ là mô hình kết hợp khu công nghiệp với đô thị và dịch vụ, đảm bảo cung cấp các nhu cầu của công nhân trong một không gian địa lý khép kín, thuận tiện, hướng tới sự phát triển bền vững. Trong nội khu công nghiệp đô thị dịch vụ, mọi nhu cầu thiết yếu của công nhân và gia đình họ như ăn, ở, mua sắm, giáo dục, y tế, chăm sóc sắc đẹp, nghỉ ngơi, thư giãn...đều được đáp ứng.
Để làm được điều này, đi kèm với khu công nghiệp truyền thống là sự xuất hiện của khu đô thị dịch vụ liền kề, với nhà ở trường học, bệnh viện, nhà hàng, spa, công viên, siêu thị, cửa hàng tiện ích, ngân hàng... Từ đó tạo ra một môi trường sống lành mạnh văn minh và nhân văn cho chuyên gia, kỹ sư, người lao động. Sự phát triển của khu công nghiệp đô thị dịch vụ không chỉ mang ý nghĩa an sinh xã hội, thu hút công nhân và hướng tới phát triển bền vững, mà còn tạo được dòng dịch chuyển dân cư, giảm tải áp lực dân số cho các thành phố lớn.
Dễ nhận thấy, để quy hoạch và xây dựng một khu công nghiệp đô thị dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, quy mô, hiện đại, đẳng cấp trong một không gian xanh và thân thiện là tiêu chí hàng đầu. Đây không phải một xu hướng mới, vì các khu công nghiệp tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đã thực hiện mô hình này từ lâu. Đa số doanh nghiệp FDI khi rót vốn vào Việt Nam đều hướng đến đầu tư vào những khu công nghiệp có tiện ích đô thị, dịch vụ khép kín cho chuyên gia, kỹ sư, nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo các chính sách tốt nhất cho người lao động.
Tại Việt Nam, các mô hình khu công nghiệp đô thị dịch vụ đã manh nha từ lâu, ví như khu công nghiệp VSIP Bình Dương, một số KCN tại Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên... Tập đoàn TNI Holdings Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phát triển kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kết hợp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những chủ đầu tư “đi trước đón đầu” xu hướng phát triển khu công nghiệp đi kèm đô thị hóa đồng bộ, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người lao động, tạo ra môi trường làm việc và sinh sống văn minh, lành mạnh, cao cấp. Bên cạnh đó hiện nay, TNI Holdings còn đề cao mô hình khu công nghiệp sinh thái hướng tới phát triển xanh, phát triển bền vững - xu hướng chung của toàn cầu.
Một góc khu công nghiệp Quang Minh, thuộc quản lý của TNI Holdings
Rõ ràng, trước thực trạng quỹ đất các thành phố ngày càng hạn hẹp, việc chuyển dịch người lao động đến khu công nghiệp đô thị dịch vụ chắc chắn là sự quy hoạch hợp lý, tiền đề cho phát triển bền vững. Qua đó, giải quyết được vấn đề về nhà ở công nhân, thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế đảm bảo cuộc sống của người lao động trong khu công nghiệp. Việc quy hoạch đồng bộ tạo môi trường làm việc, sinh sống đẳng cấp còn là tiền đề cho sự phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao, hiện đại, cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ấy.
Thực tế từ các địa phương phát triển khu công nghiệp cho thấy, nhiều khu công nghiệp mọc lên thu hút hàng chục, hàng trăm ngàn công nhân lao động nhưng cơ sở hạ tầng chỗ ở chưa đáp ứng, các dịch vụ giáo dục y tế cũng không được quan tâm đúng mức. Điều này không chỉ tác động lớn đến an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh tế của khu công nghiệp.
Nghị định 82/2018/NĐ-CP mở ra hướng giải quyết, nhưng chưa đề cập cụ thể chính sách giải quyết triệt để những vấn đề này. Chính phủ vẫn cần hoàn thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính phát triển khu công nghiệp đô thị dịch vụ cũng như các chính sách tạo điều kiện đi kèm để khuyến khích chủ đầu tư có năng lực, có kinh nghiệm triển khai các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Việc chú trọng xây dựng hạ tầng giải quyết nhu cầu đời sống thiết yếu của công nhân không chỉ là cơ hội phát triển khu công nghiệp đô thị dịch vụ mà còn là khía cạnh quan trọng giúp tăng tính thu hút của khu công nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài, thu hút công nhân làm việc lâu dài trong một môi trường lành mạnh, ổn định, văn minh.
>> Khu công nghiệp: Hạt nhân cho phát triển kinh tế địa phương