Về mục tiêu giảm lãi suất, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng "mục tiêu này rất khó cho điều hành và không hợp lý"...Tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trước đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cắt giảm lãi suất cho vay trung bình xuống mức chênh lệch hợp lý (từ 2 - 3%) so với mức lạm phát và có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình tại các nước trong khu vực.Bà Hồng cho rằng, mục tiêu này rất khó cho điều hành và không hợp lý vì chính sách tiền tệ là chính sách ngắn hạn, nó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều chỉnh.
Theo bà Hồng, lãi suất cho vay phải dựa trên lãi suất đầu vào cộng với chi phí của hoạt động trung gian tài chính. Đề án đưa ra mục tiêu lãi suất thấp hơn lạm phát 2- 3%, trong khi đó, định hướng kế hoạch 2016 - 2020, mục tiêu những năm đầu lạm phát 4% và đưa về 3% vào 2020.
“Nếu trừ đi thì lãi suất cho vay chỉ 1% thì có hợp lý hay không, chưa kể còn trừ đi chi phí trung gian thì lãi suất huy động sẽ là 0 hay là âm? Nếu hiểu lãi suất cho vay chênh lệch cao hơn lạm phát 2-3% thì cũng không hợp lý khi so với các nước khác (chênh lệch lãi suất cho vay và lạm phát của các nước khoảng 4-7%: Indonesia 6,3%, Malaysia 2,5%, Philippines 4,2%, Singapore 5,8%, Ấn Độ 4,4%, Thailand 7,5%)...
Về tăng trưởng tín dụng, định hướng điều hành của NHNN là tín dụng tăng từ 18-20%. Đến hết tháng 9/2016, tín dụng đã tăng ở mức 11,74%, tăng hơn so với cùng kì năm ngoái. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2015 tăng khoảng 11%. Cuối năm là giai đoạn tín dụng thường tăng cao hơn so với những tháng đầu năm, do đó mục tiêu tăng 18-20% nhiều khả năng sẽ đạt được.Với nội tại của nền kinh tế Việt Nam, thị trường vốn chưa phát triển nên nguồn vốn cho nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào vốn của ngân hàng. Do đó, nếu điều chỉnh tăng trưởng tín dụng ở mức 15%-16% thì doanh nghiệp sẽ kêu thiếu vốn. Đặc biệt, trong năm 2016, kênh giải ngân từ đầu tư công vẫn còn chậm, nên tín dụng vẫn là một kênh quan trọng...
Mai Lan