Tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng chậm lại do NIM thu hẹp, bộ đệm rủi ro vẫn ở mức yếu

Theo VIS Rating, tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành chậm lại do biên lãi ròng (NIM) thu hẹp trong khi các ngân hàng nhỏ chịu thêm ảnh hưởng bởi chi phí tín dụng cao. Phần lớn các ngân hàng ghi nhận ROAA và NIM giảm theo quý...

ty-gia.jpg

Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) vừa cập nhật báo cáo ngành ngân hàng cho thấy, rủi ro tài sản được kiểm soát nhờ quy mô cho vay hạn chế với khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, các ngân hàng nhỏ chịu tác động lớn nhất từ áp lực biên lãi ròng và chi phí tín dụng.

TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN NGÀNH CHẬM LẠI DO NIM THU HẸP

Theo VIS Rating, với tác động hạn chế từ bão số 3 (Yagi), đặc biệt đối với các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng lớn. Tổng dư nợ tín dụng cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão chiếm khoảng 1% tổng dư nợ toàn ngành.

Các biện pháp hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như tái cơ cấu nợ và cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các khách hàng vay bị ảnh hưởng sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng trả nợ cho khách hàng. Tỷ lệ nợ có vấn đề toàn Ngành nhìn chung duy trì ổn định so với quý trước ở mức 2,4%.

Các ngân hàng lớn, bao gồm các ngân hàng quốc doanh, ghi nhận tốc độ các khoản nợ quá hạn phát sinh mới chậm lại, nhờ sự cải thiện của một khoản nợ xấu lớn cũng như siết chặt tiêu chuẩn cấp tín dụng, đặc biệt đối với các khoản vay tiêu dùng mới.

Mặt khác, các khoản nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng tại các ngân hàng tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) điển hình như PG Bank, Saigonbank, VIB, OCB, LPBank.

VIS Rating đánh giá, khoảng 30% ngân hàng có hồ sơ rủi ro tài sản ở mức yếu, tăng từ mức 22% năm 2023. Trong cả năm 2024, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng có thể ổn định ở mức 2,3-2,4% khi các ngân hàng hoàn tất việc xóa nợ trong quý 4/2024.

Tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành chậm lại do biên lãi ròng (NIM) thu hẹp trong khi các ngân hàng nhỏ chịu thêm ảnh hưởng bởi chi phí tín dụng cao. Phần lớn các ngân hàng ghi nhận ROAA và NIM giảm theo quý.

Các ngân hàng nhỏ chịu mức giảm lợi nhuận đáng kể nhất do chi phí huy động tiền gửi tăng cao trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng này và một số ngân hàng quy mô vừa như VIB, OCB ghi nhận sự suy giảm chất lượng tài sản và chi phí tín dụng cao.

Xu hướng lợi nhuận của các ngân hàng lớn có sự phân hóa. Một số ngân hàng như Techcombank, MBB, ACB… bị ảnh hưởng bởi thu nhập từ dịch vụ bảo hiểm, ngoại hối (FX) và đầu tư chứng khoán giảm.

Trong khi đó, một số ngân hàng khác hưởng lợi từ nỗ lực giảm rủi ro trước đó đã giảm mạnh chi phí tín dụng như VPBank và tăng lợi nhuận thu hồi nợ như VietinBank hay Vietcombank.

Với tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục được cải thiện, VIS Rating kỳ vọng ROAA toàn ngành sẽ cải thiện lên 1,6% cho cả năm 2024 từ mức 1,5% trong năm trước. Hiện, ROAA của toàn ngành giảm nhẹ xuống 1,5% trong 9 tháng năm 2024 so với 1,6% trong 6 tháng đầu năm.

BỘ ĐỆM RỦI RO HẦU HẾT CÁC NGÂN HÀNG VẪN Ở MỨC YẾU

Báo cáo của VIS Rating nhận định, bộ đệm rủi ro hầu hết các ngân hàng vẫn ở mức yếu. Tính đến hết tháng 9/2024, tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình trên tổng tài sản hữu hình (TCE/TA) toàn ngành không thay đổi so với quý trước, ở mức 8,8% do tăng trưởng lợi nhuận chậm lại. Gần 20% ngân hàng trong đánh giá của VIS Rating có hồ sơ an toàn vốn yếu, bao gồm các ngân hàng nhỏ với lợi nhuận mỏng và một số ngân hàng quốc doanh bị hạn chế trong việc tăng vốn mới.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) toàn ngành ngân hàng tăng nhẹ 1% so với quý 2/2024, đạt 83% vào cuối tháng 9/2024, dẫn dắt bởi VietinBank do tăng mức trích lập dự phòng và giảm nợ có vấn đề.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của MBB giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, còn 69%, do khoản vay của doanh nghiệp bất động sản lớn trở thành nợ xấu. Phần lớn các ngân hàng nhỏ và vừa tiếp tục có tỷ lệ bao phủ nợ xấu dưới mức trung bình của ngành.

Một số ngân hàng VietinBank, Vietcombank vẫn đang chờ phê duyệt từ cơ quan quản lý để hoàn thành việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, điều này sẽ giúp các ngân hàng giữ lại vốn.

Rủi ro thanh khoản đang gia tăng khi các ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường ngắn hạn và lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của toàn ngành duy trì ổn định ở mức 19% tổng dư nợ cho vay khách hàng trong 9 tháng năm 2024. Ngân hàng OCB ghi nhận mức tăng lớn nhất, tăng 3% so với quý trước, nhờ các nỗ lực chuyển đổi số.

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) toàn ngành vẫn ở mức cao, đạt 106%. Các ngân hàng nhỏ và vừa như ngân hàng BVBank, ABBank, LPBank, Nam A Bank, MSB… tăng chi phí huy động vốn cao hơn để duy trì tiền gửi và tăng cường vay liên ngân hàng ngắn hạn.

Từ giữa tháng 10/2024, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng 3,5%, lên mức trung bình 6% sau những áp lực tỷ giá và thanh khoản thị trường thắt chặt hơn. Lãi suất liên ngân hàng nếu tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng nhỏ và vừa.

Xem thêm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...