Giao dịch bất động sản từ 300 triệu phải báo cáo Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Giao dịch bất động sản từ 300 triệu phải báo cáo Bộ Xây dựng

Cụ thể, Bộ Xây dựng đề nghị các Sở Xây dựng triển khai một số nội dung như: Có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản (gọi chung là các đơn vị báo cáo) đang hoạt động tại địa phương thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định.

Bộ này yêu cầu: "Các đơn vị báo cáo phải ban hành và thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; Rà soát cập nhật quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố; Gửi quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của quý đơn vị về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 1/8 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát", văn bản của Bộ Xây dựng nêu rõ..

Đồng thời, thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, khách hàng, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền…

Các Sở Xây dựng phải yêu cầu các sàn, môi giới lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ hoặc giao dịch tiền mặt có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cục Phòng, Chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước).

Ngoài ra, các Sở phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại địa phương, đồng thời phải có báo cáo tổng hợp gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản trước ngày 1/8. 

Bên cạnh đó, liên hệ với Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có thông tin và hướng dẫn về các Danh sách đen, Danh sách cảnh báo, Danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) theo quy định của pháp luật.

Truy cập cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tải xuống các báo cáo để có thông tin kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố nói chung và kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực bất động sản nói riêng.

 >>Bộ Xây dựng: Cơ chế đặc thù không thể giải quyết triệt để khó khăn tại trụ sở 4.000 tỷ của Bộ Ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...