Giáo Sư Đặng Hùng Võ: “Cần quy định riêng cho hình thức hợp đồng BT”

Giá đất đối với các dự án BT "đổi đất lấy hạ tầng" của doanh nghiệp đang sử dụng khi cổ phần hóa còn nhiều vấn đề bất cập.
Giáo Sư Đặng Hùng Võ: “Cần quy định riêng cho hình thức hợp đồng BT”

Giáo Sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Về vấn đề này Giáo Sư Đặng Hùng Võ đã có một cuộc trao đổi nhỏ bên lề hội thảo Pháp luật và thực tiễn về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp tại Việt Nam.

PV: Luật đã quy định đấu giá để bán được các tài sản với giá trị cao nhất, tuy nhiên thực tế hiện nay, nhà đầu tư thường được chỉ định thông qua những dự án BT. Nguy cơ của vấn đề này là nguồn vốn của nhà nước từ sở hữu đất đai bị thất thoát, ví dụ vụ việc gần đây là Hà Nội thực hiện các dự án đổi đất lấy hạ tầng cho 5 chủ đầu tư lớn, ông có đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Giáo Sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: “ Phát Luật đất đai của chúng ta hiện nay có những quy định rất yếu ớt về mặt giá trị đất đai, từ cách thức định giá đến việc các giá trị đó được chuyển ra thị trường như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ. Bình thường, đó là những giá trị ẩn ở trong đất nhưng nếu biết cách làm nó sẽ chuyển thành tiền và tiền đó được tính đến rất cụ thể. Nhưng quy định hiện nay đang rất yếu ví dụ qua thử nghiệm đấu giá đất tại 23 Lê Duẩn - TP.HCM giá trúng đấu giá cao gấp 3 lần định giá theo quy tắc bình thường. Như vậy, chúng ta thấy rằng ngay đất công đưa ra thị trường như thế nào cũng là câu chuyện. 

Hiện nay, việc sắp xếp lại các cơ sở tổ chức của nhà nước của các bộ, ngành, cơ quan đơn vị đang được thực hiện kéo theo đó là cũng phải sắp xếp lại quyền sử dụng đất cho hợp lý. Nhưng những phần đất cũ được coi như “đất vàng” chúng ta xử lý thế nào lại gần như cung cách không được thống nhất, không đúng với pháp luật kể cả Luật đất đai và Luật ngân sách. Ông Võ phân tích.

Tương tự vừa rồi chúng ta nói đến vấn đề BT, thì ở đây có những yêu cầu về mặt pháp luật rất quan trọng về giá trị đất đem đổi cũng như giá trị hợp đồng được xây dựng. Về vấn đề này, cần phải có kiểm đếm kĩ càng về mặt giá trị, lúc đó chúng ta mới biết là có ngang bằng nhau không thì mới đổi. Hiện nay, những thứ đánh đổi rất “mù mờ”, chính vì vậy cần đề ra những nguyên tắc minh bạch để xác định về mặt giá trị đem đổi trong hợp đồng BT cho phù hợp. Giáo Sư Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Một câu chuyện nóng hiện nay là việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng vướng vào chuyện giá trị đất đai. Ông Võ cho rằng hiện nay đây vẫn là yếu điểm trong Luật dẫn tới việc chắc chắn nhà nước mất tiền bởi vì mất từ giá trị đất đai. Nếu không có tham nhũng thì lợi nhuận này sẽ thuộc về nhà đầu tư, nếu có tham nhũng thì nhà đầu tư chia lợi nhuận cho những người có thầm quyền. Ông Võ cho rằng đây là tiền của nhà nước thì phải đi vào ngân sách nhà nước nhất là trong tình trạng ngân sách thiếu nguồn cung.

Ông có kiến nghị như thế nào nhằm tránh thất thoát tài sản về đất đai?

Hiện nay, về hình thức đối tác công tư trong đó có BT, chính phủ cũng đã ban hành khá nhiều nghị định đối với hình thức này. Nhưng trong Luật đất đai lại không có một câu nào quy định về giá trị đất đai của cơ chế BT mà chỉ nói về thẩm quyền. Mà nói đến thẩm quyền thì ai cũng biết là UBND cấp tỉnh, tuy nhiên việc xác định cơ chế, quy trình để giá trị đất đai của nhà nước là không bị thất thoát lại không có.

Chính vì vậy, ông Võ cho rằng hiện nay rất cần quy định riêng cho hình thức BT, cụ thể là nghị định của chính phủ để quy định về loại hình này, trong đó có những nguyên tắc có thể đưa vào Luật đất đai, Luật xử lý tài sản công. Và đặc biệt rất cần yếu tô công khai minh bạch về giá trị. Khi nào thì đưa ra đề xuất đổi bao nhiêu đất lấy công trình, nhưng khi đổi thật thì phải có kiểm toán kể cả kỹ thuật lẫn tài chính của công trình hạ tầng.

Ông Võ cho rằng rất cần quy định mạch lạc, kể cả việc định nghĩa thế nào là công trình hạ tầng chuyển đổi? Trường hợp nào được đổi? Đất đai loại nào được đổi? Thế nên, cần những quy định rất chi tiết để ra được khung pháp luật phù hợp và tránh việc thất thoát.

Vừa quan Nghị định 63 được ban hành có quy định về việc phải công khai thông tin, ông có đánh giá như thế nào về vấn đề công khai thông tin của những dự án BT thời gian qua?

Giáo sư Đặng Hùng Võ: “ Khái niệm công khai thông tin cũng là khái niệm mù mờ, công khai bằng cách gì? Công khai như thế nào? Rồi ai là người quyết định công khai theo hình thức nào?

Sự thực cho đến hiện nay, chúng ta vẫn đưa ra có 7 hình thức công khai trong đó thủ trưởng cơ quan được quyết định công khai theo hình thức nào. Ông Võ cho rằng với riêng quy định này khái niệm công khai thông tin đã không minh bạch.

Theo ông Võ, cần quy định tất cả các thông tin cần công khai phải được công khai trên trang thông tin điện tử được xác định rồi còn có thể công khai ở những kênh khác nữa. Nhưng việc công khai thông tin trên một kênh xác định phải là bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…