Google sẽ sản xuất điện thoại Pixel tại Việt Nam

Google đã bắt đầu chuyển đổi một số nhà máy sản xuất điện thoại Nokia cũ ở tỉnh Bắc Ninh thành nhà máy sản xuất điện thoại Pixel từ mùa hè năm nay, nguồn tin thân cận Google cho biết.
Google sẽ sản xuất điện thoại Pixel tại Việt Nam

Theo Nikkei Asian Review, để xây dựng chuỗi cung ứng giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á phục vụ cho tham vọng phát triển phần cứng, Google sẽ dịch chuyển việc sản xuất smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam, cụ thể là tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh cũng là nơi Samsung đang phát triển chuỗi cung ứng smartphone của hãng từ một thập kỷ trước. Vì thế, Google sẽ tiếp cận được với nguồn lao động dày dặn kinh nghiệm. Việc đẩy mạnh cơ sở sản xuất tại Việt Nam cho thấy áp lực mà Google đang phải đối mặt với chi phí lao động tăng cao ở Trung Quốc, cùng với thuế quan do thương chiến Mỹ - Trung.

Google cũng dự định sẽ chuyển hầu hết các nhà máy sản xuất phần cứng ra khỏi Trung Quốc bao gồm cả điện thoại Pixel và loa thông minh Google Home. Các dây chuyền sản xuất tại Việt Nam sẽ là một phần quan trọng trong nỗ lực tăng trưởng của Google trên thị trường smartphone. 

Google đặt mục tiêu xuất xưởng khoảng 8 triệu đến 10 triệu smartphone trong năm nay, gấp đôi so với năm ngoái, nguồn tin tiết lộ với Nikkei Asian Review.

Bằng cách đa dạng hóa sản xuất tại Việt Nam, Google hy vọng sẽ đảm bảo việc sản xuất bền vững dành cho Pixel, smartphone giúp Google giới thiệu những ưu việt của hệ điều hành Android. Hệ điều hành này hiện đang đối mặt với thách thức đến từ Huawei của Trung Quốc, dù Android vẫn đang được 80% smartphone trên thế giới tin dùng. Huawei, nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, sau Samsung, đã tiết lộ hệ điều hành của riêng mình mang tên Harmony OS hồi tháng 8 vừa qua. Theo kế hoạch hiện tại, Google sẽ chuyển một số dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel 3A từ Trung Quốc sang Việt Nam trước cuối năm nay.

Được biết, không chỉ có Apple, nhiều hãng công nghệ khác cũng đang tìm đường rút lui việc vận hành các nhà máy sản xuất của mình tại Trung Quốc. Trước đó, HP và Dell đã chuyển sản xuất máy chủ của họ ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan của Washington, đồng thời chuyển một số dây chuyền sản xuất máy tính xách tay sang Đài Loan và các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Mới đây, nhằm tránh thương chiến Mỹ - Trung, Sharp cho biết họ đã loại bỏ các kế hoạch sản xuất màn hình cho thị trường Mỹ ở Trung Quốc. Thay vào đó, Sharp sẽ xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam để tránh thuế quan mới được áp đặt trong tranh chấp thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh. Nhà máy mới của Sharp tại Việt Nam sẽ lắp ráp màn hình tinh thể lỏng (LCD) ô tô cho thị trường Mỹ. Ngoài ra, một số dây chuyền sản xuất máy tính cá nhân của công ty con Dynabook cũng có thể chuyển sang cơ sở mới.

Sharp, công ty cung ứng các thành phần cho iPhone của Apple, đã phải chịu sự sụt giảm doanh số bán hàng với mặt hàng điện thoại thông minh tại thị trường Mỹ, cũng như giảm doanh số TV tại các thị trường như Trung Quốc. Nhưng hoạt động kinh doanh của công ty này với Apple dường như đang có xu hướng phục hồi và doanh số thiết bị gia dụng cũng có vẻ tăng trưởng trở lại.

Theo vnmedia.vn

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...