GPBank bất ngờ công khai tìm kiếm đối tác đầu tư

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) vừa gây bất ngờ cho giới đầu tư về việc công khai thông báo tìm kiếm các nhà đầu tư có năng lực, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia cơ cấu lại ngân hàng.
GPBank bất ngờ công khai tìm kiếm đối tác đầu tư

Theo đó, thời hạn nộp phương án cơ cấu chậm nhất vào 16h00 ngày 16/12/2019, tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu. Địa chỉ: Tòa nhà Capital Tower, Tầng 19, số 109 phố Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội; hoặc Ban Kiểm soát đặc biệt Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu. Địa chỉ: số 49 Lý Thái Tổ, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

GPBank là một trong 9 ngân hàng thuộc diện phải tái cơ cấu vào năm 2012 tuy nhiên mãi vẫn chưa thành công.

Năm 2015, GPBank bị Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc 0 đồng. Dàn lãnh đạo cũ của ngân hàng này bị khởi tố và vướng vòng lao lý.

Sau đó, GPBank được chuyển đổi hoạt động và NHNN đã cử các cán bộ của Vietinbank sang tham gia quản trị, điều hành ngân hàng này.

Liên quan đến hoạt động tái cơ cấu, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong các phiên họp Chính phủ thường kỳ các tháng gần đây, hoạt động tái cơ cấu được người đứng đầu Chính phủ liên tục nhắc tới yêu cầu Ngân hàng Nhà nước triển khai nhanh chóng và quyết liệt.

Ngoài GPBank thì hiện tại trong hệ thống còn có OceanBank và CBBank là ngân hàng bị mua bắt buộc 0 đồng và chuyển đổi thành ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn, cũng đang trong diện phải tìm đối tác tái cơ cấu, tuy nhiên GPBank là trường hợp đầu tiên công khai tìm kiếm đối tác trên website để đông đảo nhà đầu tư và thị trường nắm được.

Về tình hình kinh doanh của ngân hàng trong những năm vừa qua đã có sự ổn định trở lại nhưng GPBank vẫn còn gặp nhiều khó khăn với khối nợ xấu khổng lồ và tốc độ thu hồi chậm chạp.

Theo Báo cáo kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng của Kiểm toán nhà nước (KTNN) năm 2017, thực trạng tài chính của GPBank không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn, việc thu hồi nợ xấu khó khăn.

Theo KTNN, tính tới cuối 2016, GPBank âm vốn chủ sở hữu gần 10,4 ngàn tỷ đồng (gần 500 triệu USD), cao hơn hàng trăm tỷ đồng so với thời điểm mua bắt buộc (07/7/2015) do thua lỗ thêm. Nợ xấu của GPBank còn rất lớn, tới 2,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 59,32% dư nợ.

Cũng theo KTNN, trong năm 2016 GPBank thu hồi 307 tỷ đồng nợ xấu, đạt 14,99% kế hoạch; ước tính chỉ có thể thu hồi 866 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 31,53% tổng nợ xấu. KTNN cũng cho biết, GPBank có 3.420 tỷ đồng phát sinh trước năm 2012, trong đó 2.982 tỷ đồng liên quan đến nguyên chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT Tạ Bá Long và Đoàn Văn An (Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam); tạm ứng 362 tỷ đồng mua bất động sản nhưng bị tranh chấp pháp lý, chưa hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...