Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD

Thị trường gọi xe của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 500 triệu USD và được dự báo, tới năm 2025 sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD nhờ tốc độ tăng trưởng 29%/năm.
Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD

Mới đây, Google và Temasek đã công bố báo cáo e-Conomy SEA 2018 thường niên, nhằm phác họa lại bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Internet tại khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo này chỉ ra, trong giai đoạn 2015 - 2018, số lượng người dùng Internet tại Đông Nam Á đã tăng mạnh, từ 260 triệu người dùng năm 2015 lên 350 triệu người dùng năm 2018. Trong số này, 90% những người tham gia khảo sát cho biết họ kết nối Internet thông qua smartphone của mình.

Theo Google và Temasek, điểm nhấn của e-Conomy SEA năm nay là 4 lĩnh vực: thương mại điện tử, truyền thông - quảng cáo online, gọi xe và du lịch trực tuyến.

Tại Đông Nam Á, quy mô thị trường của 4 lĩnh vực nói trên lên tới 72 tỷ USD. Chủ đạo là lĩnh vực du lịch trực tuyến - 30 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 15%/năm. Tiếp sau là lĩnh vực thương mại điện tử, quy mô 23 tỷ USD, mỗi năm tăng trưởng 62%.

Lĩnh vực truyền thông - quảng cáo online có quy mô thị trường 11 tỷ USD, tăng trưởng 44%/năm. Và cuối cùng là lĩnh vực gọi xe - một lĩnh vực khá mới mẻ với quy mô 8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm 39%.

Bốn quốc gia dẫn đầu về số lượng người dùng Internet hiện là: Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Mặc dù không nằm trong top 4 này, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng với nền kinh tế Internet đang bùng nổ.

Bởi xét về quy mô thị trường, thị trường Việt Nam ước tính giá trị 9 tỷ USD gồm cả 4 lĩnh vực trong năm 2018. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD, tăng trưởng 33%/năm, vươn lên vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 2,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng mỗi năm đạt 87%. Theo Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia với tốc độ 94%.

Sân chơi thương mại điện tử tại Việt Nam trong nhiều năm qua đã chứng kiến không ít những cuộc cạnh tranh giữa: Lazada, Shopee, Tiki, Adayroi, Sendo... Cùng với đó là những vòng gọi vốn khủng, đốt tiền và liên tục thu hút người tiêu dùng.

Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam hiện đạt 2,8 tỷ USD

Tương tự TMĐT, lĩnh vực truyền thông & quảng cáo online tại Việt Nam cũng rất phát triển. Với tốc độ tăng trưởng lên tới 57%/năm, quy mô thị trường này tại nước ta lên tới 2,2 tỷ USD, sánh ngang với Indonesia và Thái Lan.

Lĩnh vực truyền thông & quảng cáo online tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lên tới 57%/năm

Nhưng tiềm năng nhất phải kể tới lĩnh vực du lịch trực tuyến tại Việt Nam - nơi quy tụ những ông lớn hàng đầu trong hoạt động đặt phòng, cho thuê khách sạn, homestay, hay đặt vé máy bay, tour du lịch, nghỉ dưỡng.

Với sự tham gia của loạt tên tuổi như: Booking, Agoda, VnTrip, Traveloka, Luxstay,... thị trường này được Google và Temasek ước tính lên tới 3,5 tỷ USD tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm.

Thị trường du lịch trực tuyến ước tính lên tới 3,5 tỷ USD tại Việt Nam

Còn lại, một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam cũng được báo cáo này đề cập, là lĩnh vực gọi xe. Phía Google và Temasek cho hay, lĩnh vực gọi xe gồm 2 hoạt động chính là: gọi xe để đi lại, di chuyển, và gọi xe để giao nhận đồ ăn.

Thị trường gọi xe tại Việt Nam quy tụ nhiều tay chơi như Grab, Go-Viet, FastGo hay Foody, Lozi...

Dù lĩnh vực gọi xe mới xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, nhưng quy mô của thị trường này đã lên tới 500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 41%. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.

Điều này giải thích tại sao, chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục các ông lớn quốc tế lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Foody, Lozi... tham gia vào thị trường này.

Theo Việt Hưng/TheLEADER

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…