GS. Đặng Hùng Võ: Hạ tầng là điều kiện tối quan trọng

Theo dự báo của các chuyên kinh tế và BĐS, phân khúc BĐS CN sẽ đặc biệt phát triển trong năm 2019. Để phát triển các KCN theo phải đồng bộ hơn, chú trọng đến cơ sở hạ tần
GS. Đặng Hùng Võ: Hạ tầng là điều kiện tối quan trọng

Tạp chí Thương Gia đã có buổi phỏng vấn với Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT để có cái nhìn đa dạng về lĩnh vực hoàn toàn mới này.

Thưa ông, FDI tăng đột biến nhờ ổn định trong nước và nhờ chiến tranh thương mại Mỹ Trung, khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN tự tin vào vào triển vọng phát triển. Dự báo triển vọng này sẽ kéo dài trong bao lâu ?

Hiện nay, tại nhiều quốc gia vẫn chưa có được sự ổn định lâu dài thì xu hướng của họ đều muốn đầu tư, thậm chí muốn xây dựng một cơ sở riêng của mình tại nước khác, trong đó Việt Nam là một trong những sự lựa chọn hàng đầu.

Có thể kể đến như Hàn Quốc, trước tình trạng đất nước bị chia cắt thiếu tính ổn định như hiện nay thì các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ có xu hướng đầu tư ra bên ngoài và họ cho rằng người Việt Nam khá hợp với người Hàn Quốc nên họ lấy bến đỗ là Việt Nam.

Hay như Trung Quốc, trước đây đã có xu hướng đầu tư sang Úc nhưng nhiều năm gần đây lại thể hiện sự mong muốn chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam có rất nhiều cơ hội đón nhận những đầu tư dài hạn của một số nước có các Tập đoàn lớn, hay nói cách khác là dòng vốn FDI. Hiện nay, samsung hay công nghiệp thép của Formosa đã làm cho tăng trưởng GDP của nước ta đảm bảo được ở mức tốt trong năm 2018.

Do đó, tôi cho rằng, nếu có chính sách tốt, quản lý tốt và làm tốt cái việc gọi là bến đỗ lý tưởng thì có thể gọi được nhiều đầu tư ở các nước khác nữa bởi vì đối với một vài bộ phận nhà đầu tư những mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc rồi cả về kinh tế chính trị là một trong những yếu tố khiến một đất nước trở nên kém hấp dẫn.

Ví dụ như Trung Đông, với rất nhiều bất ổn thì tôi tin rằng nhiều đại gia muốn tìm bến đỗ ở nơi khác. Đó là cơ hội để chúng ta chứng minh rằng “đến Việt Nam đi, mọi thứ rất tốt đẹp”. Nước ta hiện nay vẫn đang chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, nếu làm tốt hơn nữa những điều kiện cần thì chu kỳ phát triển sẽ là khá dài.

Tuy nhiên, chúng ta đừng lấy đấy làm lẽ để phát triển bởi vì sự thực chúng ta đứng lên bằng FDI là đứng bằng “chân gỗ”, việc các nhà đầu tư nước ngoài đến đến Việt Nam để đầu tư, đóng góp vào GDP, thuế cho mình là việc tốt nhưng chúng ta phải đứng bằng chân chính của chúng ta thì mới bền vững về kinh tế.

Khi chúng ta đã làm tốt và chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình như vậy thì liệu rằng trong tương lai sẽ có nhiều KCN được mở ra hay không, thưa ông?

Tất nhiên, sẽ phụ thuộc vào lượng các nhà đầu tư sơ cấp đến Việt Nam. Ví dụ như khi samsung đến và đặt cơ sở tại những kCN ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, giả sử có một nhà đầu tư về robot thì họ cũng có thể đến mà lập một cơ sở sản xuất robot, sản xuất trí tuệ nhân tạo lớn nhất ở Việt Nam chẳng hạn thì tốt chứ sao?

Hay nói cách khác khi nhà đầu tư thế giới tìm thấy Việt Nam là một mảnh đất và quan trọng là “ra tiền” thì họ sẽ đến đầu tư và xuất khẩu đi các nước khác. Đây chính là một cơ hội phát triển tốt cho Việt Nam.

Điều quan trọng là ở đây chúng ta làm sao kêu gọi được, có thể làm từng bước, nếu chúng ta kéo được Amazon, Google, Apple vào thì câu chuyện cũng sẽ làm cho Việt Nam khác nhiều.

"Khi nhà đầu Tư thế giới tìm thấy Việt Nam là một mảnh đất và quan trọng là “ra tiền” thì họ sẽ đến đầu tư Và xuất khẩu đi các nước khác. Đây chính là một cơ hội phát triển tốt cho Việt Nam”.

Về thực tế, phát triển KCN và đô thị vệ tinh đi kèm đang lấy đi nhiều diện tích đất nông nghiệp, tại sao lại cứ phải là đất nông nghiệp, mà không phải là đất không có khả năng làm nông nghiệp, thưa ông?

Trong thời gian qua, đã có rất nhiều thảo luận về việc không nên lấy đất nông nghiệp “bờ xôi ruộng mật”, những nơi có khả năng nông nghiệp cao nên đến những vùng xa xôi, hoang vu. Tuy nhiên, nhà đầu tư kCN lên vùng hoang vu thì khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài họ không cần thiết phải đến những nơi có đô thị mạnh để đầu tư miễn là phải có kết nối hạ tầng tốt để có thể giảm thiểu các chi phí trong mỗi sản phẩm đến nơi xuất khẩu.

Việc các nhà đầu tư họ xin những vùng đất nông nghiệp để làm nhà máy không phải vì họ thích đất nông nghiệp mà bởi vì những đất đó lại nằm gần những tuyến giao thông lớn, rất tiện cho việc vận chuyển sản phẩm.

Nếu chúng ta muốn thay đổi tư duy về bản đồ đầu tư thì trước hết chúng ta phải thay đổi tư duy về hạ tầng, khi hạ tầng tốt thì việc thu hút các nhà đầu tư là điều chắc chắn làm được bởi lợi thế từ việc thuế đất rẻ, có thể chi phí sẽ cao hơn nhưng nếu chi phí tăng thêm 1 mà lại thuê đất được rẻ đi 5 thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn.

Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…