Hạ mục tiêu năm 2023 xuống 40 tỷ USD, ngành dệt may liệu có cán đích?

Ngành dệt may đang đứng trước những áp lực về lượng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, đơn giá giảm sâu, nhiều người lao động đứng trước nguy cơ bị mất việc làm…

Hạ mục tiêu năm 2023 xuống 40 tỷ USD, ngành dệt may liệu có cán đích?

Số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2023, 6/7 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch trên 5 tỷ USD đều giảm, trong đó ngành dệt may là một trong những ngành có sự sụt giảm sâu nhất.

Đã “đói” đơn hàng, giá còn giảm

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối diện với việc thiếu đơn hàng và phải chấp nhận những đơn hàng không phải sở trường của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành này còn phải đứng trước khó khăn do đơn giá giảm cực mạnh, thậm chí còn giảm tới trên một nửa so với các năm trước.

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường chính như Mỹ hay EU đều bị sụt giảm, điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp cũng như lao động trong ngành này.

6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,7 tỷ USD giảm 20,5% và xuất siêu 7,9 tỷ USD.

kim ngach xuat khau det may.png

Nguyên nhân của mức giảm sâu này không chỉ bởi tác động của nền kinh tế toàn cầu mà bên cạnh đó còn đến từ những áp lực khác như: áp lực “xanh hóa” của ngành và áp lực từ chi phí đầu vào.

Giá nguyên liệu đầu vào là giá bông luôn giữ mức tương đối ổn định, đây được cho là điều tốt đối với những quốc gia nhập khẩu lượng bông lớn như Việt Nam. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, giá bông khá ổn định từ cuối năm 2022 cho tới nay, chủ yếu dịch chuyển trong khoảng biên độ nhỏ từ 1.800 đến 1.900 USD/tấn.

Thế nhưng, vấn đề giá bán bông giảm mạnh đột ngột từ mức cao xuống thấp, giảm gần 1,5 lần trong khoảng đầu quý 3/2022 và không có dấu hiệu hồi phục đã khiến cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã ôm hàng trong khoảng thời gian trước không kịp trở tay và xoay xở.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho rằng, việc giá bán nguyên liệu đầu vào đột ngột biến chuyển như vậy khiến chi phí cho sản xuất hàng dệt may trong nước còn ở mức cao so với các quốc gia không bị phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào như Việt Nam. Ngoài ra, điều này còn gây cản trở đến việc đón nhận các đơn đặt hàng.

Liệu có thể cán đích hết năm 2023 ở mức 40 tỷ USD?

Đầu năm 2023, ngành dệt may đề ra hai kịch bản tăng trưởng gồm kịch bản tích cực có thể đạt giá trị xuất khẩu là 47- 48 tỷ USD với kỳ vọng nhu cầu hồi phục trong nửa sau năm 2023 và 45-46 tỷ USD cho kịch bản còn lại kém tích cực hơn.

Thế nhưng, trong bối cảnh đơn hàng sụt giảm, đơn giá giảm sâu, toàn ngành dệt may đã hạ mục tiêu xuất khẩu xuống mức khoảng 39 đến 40 tỷ USD, con số này giảm khoảng 17% so với kịch bản được xây dựng hồi đầu năm và giảm khoảng 10% so với năm 2022.

Các doanh nghiệp trong ngành dệt may trong nước phải đối diện với những khó khăn khi mức lãi suất đang cao và phải đứng trước ba con đường: đi theo xu hướng trả lại vốn vay hoặc bán bớt tài sản để trả lại tiền vay ngân hàng hoặc là liên tục cắt giảm nhân sự.

det_may_viet_nam.jpg

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) nhận định rằng, để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu từ 39 cho tới 40 tỷ USD các doanh nghiệp trong ngành xác định và chú trọng vào 3 vấn đề.

Một là tìm giải pháp giữ chân người lao động, nhất là lực lượng nòng cốt. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nhằm giảm thiểu áp lực “xanh hóa”.

Hai là giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi để có việc làm cho người lao động và để khách hàng không chuyển dịch thị trường. Đồng Đồng thời, xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài đồng thời khai thác thị trường mới, quan tâm thị trường nội địa. Ba là tiết giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) còn cho biết, từ nay đến cuối năm Hiệp hội sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò kết nối: doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhãn hàng và doanh nghiệp với Chính phủ.

Đồng thời, VITAS sẽ phối hợp tích cực với các tổ chức quốc tế uy tín để triển khai các chương trình về an toàn lao động, năng lượng xanh, tuần hoàn tái chế, chuyển đổi số, thiết kế, xây dựng thương hiệu, quản trị nhân lực.

Ngoài ra, VITAS cho biết trong thời gian tới sẽ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và hơn hết là tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp.

Khó khăn sẽ còn kéo dài hết 2023

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đưa ra dự báo, tình hình sản xuất, xuất khẩu dệt may sẽ cải thiện dần nhưng khó khăn sẽ còn kéo dài hết năm 2023. Nguyên nhân bởi nhiều doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa đủ đơn hàng cho quý 3 và quý 4/2023.

Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành đã cho thấy rõ sự khó khăn của toàn ngành khi doanh thu và lợi nhuận đều không mấy khả quan. Tổng công ty May 10 (Mã chứng khoán: M10) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023.

Theo đó, trong quý 2/2023, May 10 thu về 1.018 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 17% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán cũng giảm 17% xuống, còn hơn 915 tỷ đồng do đó lợi nhuận gộp cũng giảm theo, còn 102,6 tỷ đồng.

screenshot_1690446059.png

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh 49% so với cùng kỳ, đạt gần 25 tỷ đồng. Sau trừ các khoản, May 10 báo lãi ròng giảm 19% xuống còn hơn 22 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này lý giải, doanh thu trong kỳ giảm do tình hình thị trường khó khăn, đơn hàng thiếu hụt, nhỏ lẻ, thời gian giao hàng ngắn, các đơn hàng giảm về cả số lượng và giá trị.

Báo cáo mới đây của Công Ty TNHH Chứng Khoán ACB (ACBS) cho thấy tình trạng đơn hàng sụt giảm của ngành dệt may đã kéo dài từ nửa sau năm 2022 cho đến những tháng đầu năm 2023 do tồn kho cao, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế tại một số quốc gia nhập khẩu lớn.

ACBS dự báo tình trạng đơn hàng sụt giảm do nhu cầu yếu ở các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, EU vẫn còn tiếp diễn, đặt ra lo ngại về khả năng hoàn thành mục tiêu xuất khẩu dệt may 2023.

ACBS kỳ vọng ngành cần có những bước tiến mạnh mẽ hơn về cải thiện tỷ lệ giá trị gia tăng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc hay nguyên liệu nhập khẩu, tăng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn củng cố vị thế của nhà xuất khẩu dệt may lớn của thế giới, đồng nghĩa với phải đối mặt với sức ép gia tăng về việc đáp ứng các yêu cầu phát triển xanh, bền vững từ đối tác nhập khẩu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…