Quyết tâm thoái vốn, Dệt may Gia Định tiếp tục đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu BBT

Dệt may Gia Định tiếp tục đăng ký bán 3,4 triệu cổ phiếu BBT để thoái sạch vốn và không còn liên quan đến công ty đã đại diện vốn nhà nước gần 20 năm qua sau 2 lần bất thành.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Dệt may Gia Định thông báo đăng ký bán cổ phiếu của Công ty Bông Bạch Tuyết (mã chứng khoán: BBT) trên sàn giao dịch chứng khoán UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Số lượng cổ phiếu BBT mà Dệt may Gia Định đăng ký bán là 3.430.001 cổ phiếu (chiếm 35% vốn điều lệ), với mức giá tối thiểu 16.076 đồng/cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh trong thời gian từ 13/7-13/8/2023. Nếu giao dịch thành công, Dệt may Gia Định sẽ thoái vốn đang sở hữu 35% tại BBT và không còn liên quan đến công ty này. Đây là cổ đông đại diện phần vốn nhà nước gần 20 năm qua.

Dệt may Gia Định đã 2 lần đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu BTT đang sở hữu để thoái sạch vốn nhưng đều không thành công. Mới nhất, Dệt May Gia Định đăng ký bán khớp lệnh toàn bộ hơn 3,4 triệu cổ phiếu BBT từ ngày 13/6-11/7 với lý do tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Trước đó, từ ngày 28/4-19/5 Dệt may Gia Định đăng ký bán 35% vốn tại BBT nhưng bất thành do giá không đạt như phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Được biết, BBT được cổ phần hóa vào tháng 11/1997 và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2004. Khi đó, BBT là một trong những doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và nhanh chóng trở thành một trong những cổ phiếu “hot” trong mắt các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do thua lỗ liên tục nên đầu năm 2009 cổ phiếu công ty bị hủy niêm yết bắt buộc. Đặc biệt, công ty ngưng hoạt động từ tháng 7/2008 do không có vốn và đến tận tháng 9/2009 mới hoạt động trở lại..

Tại thời điểm đó, BBT là cổ phiếu đầu tiên bị huỷ niêm yết bắt buộc trên HOSE. Cổ phiếu BBT đã quay trở lại giao dịch trên sàn UPCoM vào giữa tháng 6/2018. Tại phiên sáng 13/7, cổ phiếu BBT đang giao dịch quanh mức 15.300 đồng/cổ phiếu thấp hơn mức giá tối thiểu mà Dệt may Gia Định đăng ký bán ra.

Dệt may Gia Định
Thị giá BBT có nhịp điều chỉnh tăng nhẹ trong những phiên gần đây

Hiện nay, ngoài cổ đông lớn là Dệt may Gia Định sở hữu 35% vốn, BBT còn có cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn 3 Capital nắm 40,7% vốn và Công ty chứng khoán Thành Công sở hữu 9,53% vốn.

Trở lại với Dệt may Gia Định, ngoài BBT, công ty ngành Dệt này tiếp tục muốn thoái bớt vốn tại Công ty Cổ phần Giày da và May mặc Xuất khẩu (mã chứng khoán: LGM). Cụ thể, đăng ký bán khớp lệnh gần 1,9 triệu cổ phiếu LGM từ ngày 13/6-11/7/2023. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của Dệt may Gia Định tại LGM sẽ giảm từ 51% xuống còn 25,5%, tương đương gần 1,9 triệu cổ phiếu. Trong khoảng thời gian này, tại phiên 20/6 cổ phiếu LGM ghi nhận khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 2,2 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 32,5 tỷ đồng. Có khả năng, Dệt may Gia Định đã thành công bán ra cổ phiếu LGM.

Được biết, trước đó, Dệt may Gia Định cũng đã đăng ký bán số cổ phiếu LGM tương tự từ ngày 28/4-19/5/2023 nhưng đã không bán được bất kỳ cổ phiếu nào trong thời gian này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...