Hà Nội: 5 'siêu ban' có gần 1.000 cán bộ

Theo quy định, 5 "siêu" ban này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố, hoạt động trên nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, với tình trạng người nhiều hơn việc,
Hà Nội: 5 'siêu ban' có gần 1.000 cán bộ

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội vừa có báo cáo khảo sát tình hình triển khai các nhiệm vụ của 5 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành của thành phố.

Theo đó, 5 "siêu" ban gồm: Ban Quản lý Dự án dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án giao thông, Ban Quản lý dự án NN&PTNT, Ban Quản lý dự án văn hóa xã hội, Ban Quản lý dự án cấp nước, thoát nước và môi trườn được thành lập trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài sản, công việc của 26 ban quản lý dự án – tiền thân trực thuộc thành phố và trực thuộc các sở ngành.

Theo khảo sát, đến cuối tháng 8/2017, tổng số nhân sự của 5 "siêu ban" này có tới 984 người. Trong đó có 711 cán bộ công chức, viên chức, 273 người thuộc diện lao động hợp đồng.
Tuy nhiên, đoàn khảo sát liên ngành thành phố đánh giá số lượng cán bộ, người lao động nhiều hơn so với khối lượng công việc tương ứng số lượng dự án, kế hoạch vốn được giao triển khai.

Trong khi đó, hiện có BQLDA chưa đủ kinh phí trả lương cho cán bộ, người lao động năm 2017, phải trình UBND thành phố ứng trước ngân sách như BQLDA nông nghiệp và phát triển nông thôn phải xin thành phố hỗ trợ 1,4 tỉ đồng và tạm ứng trước từ ngân sách 6,2 tỉ đồng. Hoặc BQLDA đầu tư xây dựng Công trình giao thông cũng chỉ đủ kinh phí hoạt động đến hết quý 3-2017.
Theo quy định, các BQLDA này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố, hoạt động trên nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên.

Đoàn khảo sát liên ngành thành phố Hà Nội cho biết, nguyên nhân khiến các ban này không có kinh phí là do phải tự chủ, tự đảm bảo kinh phí cho hoạt động theo nguyên tắc kinh phí hoạt động trích theo tỉ lệ trên kế hoạch vốn được giao, nhưng đến cuối tháng 8/2017, 5 BQLDA mới giải ngân được 1.625 tỉ đồng/6.524 tỉ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017, chỉ đạt 25% kế hoạch.

Từ việc chưa lo đủ kinh phí trả lương cho cán bộ, người lao động, theo đoàn khảo sát liên ngành, ở một số "siêu ban" đã có tình trạng viên chức, hợp đồng có trình độ, kinh nghiệm chuyển công tác.

Từ những bất cập trên, Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP Hà Nội kiến nghị các Ban Quản lý dự án chuyên ngành tiếp tục rà soát kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của đơn vị, xây dựng bộ máy đảm bảo gọn nhẹ, chuyên nghiệp để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Từ đó, các ban đảm bảo nguồn thu để tự chủ kinh phí đáp ứng chi trả lương cho cán bộ, người lao động.

viettimes.vn/ha-noi-5-sieu-ban-co-gan-1000-can-bo-http://www.viettimes.vn/ha-noi-5-sieu-ban-co-gan-1000-can-bo-141316.html

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...