Hà Nội chi gần 700 tỷ đồng xây hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 gỡ "điểm đen" giao thông

Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã phê duyệt 3 kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc Dụ án Xây dựng hầm chui Lê Văn Lương – Vành đai 3.
Hà Nội chi gần 700 tỷ đồng xây hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 gỡ "điểm đen" giao thông

Dự kiến từ quý II/2020, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện 3 gói thầu xây lắp chính của Dự án Xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3.

Được biết,  dự án Xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư là 698,158 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách TP. Hà Nội. Tính đến ngày 26/3/2020, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã phê duyệt 3 kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc Dự án với tổng số 22 gói thầu, chủ yếu là gói thầu tư vấn.

Theo đó, gói thầu có quy mô lớn nhất là gói thầu số 8 thi công xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 (bao gồm hầm kín, hầm hở, tổ chức giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các hạng mục của hầm). Giá gói thầu là 455,805 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng trọn gói 18 tháng.

Tiếp đó là gói thầu số 9 thi công xây dựng, di chuyển bảo vệ hệ thống điện, trạm biến áp với giá gói thầu là 149,722 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là 18 tháng, loại hợp đồng trọn gói.

Cuối cùng là gói thầu số 10 thi công xây dựng, di chuyển bảo vệ hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin với giá gói thầu là 46,928 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là 18 tháng, loại hợp đồng trọn gói.

Được biết, nút giao Lê Văn Lương -  đai 3 Hà Nội thường xuyên xảy ra việc ùn tắc giao thông do lưu lượng giao thông qua nút giao tăng cao. Năm 2016, nút giao này đã được Hà Nội điểm danh trong danh sách 40 điểm ùn tắc giao thông cần xóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.