Hà Nội chuẩn bị 2 kịch bản kiểm soát dịch Covid-19

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về xét nghiệm sàng lọc diện rộng có trọng điểm phát hiện ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn.

Theo UBND thành phố, hiện trên địa bàn còn xuất hiện những ca bệnh rải rác, tản mát trong cộng đồng, đặc biệt là những ca bệnh phát hiện qua sàng lọc ho, sốt; đã xuất hiện các ca bệnh, chùm ca bệnh trong chuỗi cung ứng, công sở, chợ, khu dân cư, khu chung cu... Bên cạnh đó, chủng virus biến thể Delta lây lan mạnh, chu kỳ lây ngắn (khoảng 2 ngày) nên còn những ca bệnh có thể còn lẩn khuất chưa phát hiện được...

Do đó, thành phố tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa “thời gian vàng” những ngày giãn cách xã hội để xét nghiệm, phát hiện các F0 tại cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị.

Theo đó, thành phố sẽ xét nghiệm diện rộng có trọng điểm trong thời gian 27/8-4/9 với tổng số khoảng 200.000 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR và chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, dự kiến triển khai lấy 80.000 mẫu xét nghiệm, thực hiện trong thời gian 27/8-30/8. Giai đoạn 2 dự kiến triển khai lấy 120.000 mẫu xét nghiệm trong thời gian 31/8-4/9.

Ở hai giai đoạn này, thành phố sẽ lựa chọn địa bàn xã, phường nguy cơ cao tiếp giáp với các ổ dịch phức tạp; khu tập thể cũ đông người, chật hẹp (mật độ dân số cao, nhà, ngõ chật hẹp, giao lưu đi lại nhiều) để lấy mẫu xét nghiệm theo hình thức đại diện hộ gia đình (dự kiến 1-2 người/hộ).

Riêng ở giai đoạn 2, thành phố sẽ lấy thêm mẫu xét nghiệm đối với đối tượng nguy cơ cao (người giao hàng (shipper), người làm dịch vụ vận tải (lái xe các loại); người làm tại các công ty cung ứng hàng hóa, thực phẩm; người bán hàng tại chợ, siêu thị....

Kế hoạch cũng nêu rõ thành phố ưu tiên sử dụng phương pháp RT-PCR để tránh bỏ sót nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong việc xác định các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Các địa phương chủ động thực hiện xét nghiệm test nhanh linh hoạt trong từng tình huống để sàng lọc nhanh nhất, tranh thủ từng phút, từng giờ trong hoạt động điều tra, truy vết.

Kế hoạch cũng xác định tập trung mọi nguồn lực của thành phố để ưu tiên xét nghiệm cho khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly “nhóm đỏ”, khu vực có nguy cơ “nhóm da cam” để trong thời gian nhanh nhất khống chế, thu hẹp “nhóm đỏ” và “nhóm da cam”, bảo vệ an toàn cho “nhóm xanh” và “vùng xanh”. Song song với việc ưu tiên xét nghiệm cho “nhóm đỏ” và “nhóm da cam”, việc xét nghiệm theo hộ gia đình tại “nhóm xanh” cũng cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời để bảo vệ và dần mở rộng “nhóm xanh”.

Kế hoạch của thành phố cũng tính đến việc sau ngày 6/9, ngoài việc thực hiện công tác xét nghiệm thường quy theo dịch tễ, tăng cường hoạt động xét nghiệm mở rộng và có trọng tâm, trọng điểm theo đối tượng nguy cơ và theo địa bàn; tùy theo tình hình diễn biến dịch trên địa bàn, thành phố dự kiến xây dựng 2 kịch bản xét nghiệm.

Kịch bản đầu tiên, khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các quận, huyện, thị xã đã có nguy cơ cao từ trước, với những ca nhiễm Covid-19 tăng cao phải thực hiện phong tỏa. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ lấy 800.000 mẫu xét nghiệm tại các khu vực nguy cơ cao tại 12 quận, huyện (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín); khu vực nguy cơ tại các quận, huyện, thị xã còn lại; đối tượng nguy cơ như người hay di chuyển nhiều, người làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng; người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khác. Thời gian thực hiện trong 7 ngày. Việc lấy mẫu được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu theo hộ gia đình, theo khu vực các nhà trọ, công sở, nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Kịch bản thứ hai, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các quận và một số khu vực của các huyện với các ca mắc lớn, phải thực hiện phong tỏa, giới nghiêm toàn thành phố. Thành phố sẽ lấy 1,5 triệu mẫu xét nghiệm tại khu vực nguy cơ cao tại 12 quận; khu vực nguy cơ tại các huyện, thị xã; đối tượng nguy cơ như người hay di chuyển nhiều, người làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng; người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khác. Thời gian thực hiện trong 7 ngày. Việc lấy mẫu được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu theo hộ gia đình, theo khu vực các nhà trọ, công sở, nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Bên cạnh việc xét nghiệm trọng điểm, thành phố vẫn duy trì xét nghiệm thường quy theo dịch tễ tại khu vực phong tỏa, khu cách ly; đối tượng nguy cơ như người có triệu chứng ho sốt; người sinh sống trong khu vực phong tỏa; các trường hợp người tiếp xúc gần F1, F2 theo điều tra truy vết, người đang thực hiện cách ly tập trung tại các khu cách ly tập trung...

Đồng thời, thành phố cũng đề xuất sử dụng test nhanh kháng nguyên để phát hiện sớm ca bệnh trong các trường hợp người có triệu chứng nghi mắc Covid-19; người tiếp xúc gần F1; khu cách ly tập trung F1; khu vực phong tỏa; người có triệu chứng ho, sốt, khó thở...; người bệnh đến khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…