Hà Nội giãn cách thêm 2 tuần, thời điểm then chốt quyết định hiệu quả chống dịch

UBND TP Hà Nội nhấn mạnh 14 ngày giãn cách xã hội tới đây là thời điểm then chốt, quyết định hiệu quả công tác phòng chống dịch.
Hà Nội giãn cách thêm 2 tuần, thời điểm then chốt quyết định hiệu quả chống dịch

Ngày 21/8, UBND TP Hà Nội ban hành công điện tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h00 ngày 6/9/2021 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch COVID-19. 

TP Hà Nội yêu cầu người dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội để phòng chống dịch theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh; kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó”.

Các biện pháp trên nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội.

"Đây là thời điểm then chốt, quyết định đến hiệu quả công tác phòng chống dịch, mỗi người dân Thủ đô là một chiến sĩ, mỗi gia đình, tổ dân phố, thôn, xóm, cơ quan, doanh nghiệp… là một pháo đài chống dịch.

Chỉ một hành động chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, có thể phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, an ninh trật tự của Thành phố và sinh kế, sức khỏe, tính mạng của người dân và cộng đồng.

Đề nghị mọi người dân và tổ chức, doanh nghiệp chấp hành nghiêm; tham gia đồng hành thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch của Thành phố", nội dung công điện nêu.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Trung ương và thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội; siết chặt việc cấp và quản lý giấy đi đường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước chính quyền thành phố và pháp luật trong trường hợp vi phạm quy định gây lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động đánh giá tình hình và có thể quyết định các biện pháp cao hơn phù hợp thực tiễn của từng địa phương để kịp thời ngăn chặn, bóc tách nguồn lây trong thời gian ngắn nhất; đồng thời phải đảm bảo việc cung ứng đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Các đơn vị, địa phương cần siết chặt công tác quản lý phòng chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích…, nhất là trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, ngày cuối tuần.

Các địa phương có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ di biến động của người dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn gồm hoạt động tham gia giao thông, hoạt động của các cơ quan, công sở, sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; đảm bảo an toàn phòng chống dịch và chỉ được hoạt động trong các khung giờ quy định; tuân thủ việc khai báo bằng mã QR Code, quy định phòng chống dịch của Thành phố; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Xem thêm

Tối 20/8: Thêm 10.657 ca COVID-19

Tối 20/8: Thêm 10.657 ca COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 tối 20/8 của Bộ Y tế cho biết có thêm 10.657 ca mắc COVID-19, Bình Dương vượt TPHCM về số ca mắc với 4.223 ca. Trong ngày có 12.756 bệnh nhân khỏi.
VNPT đồng hành cùng TP Hồ Chí Minh đẩy lùi dịch COVID-19

VNPT đồng hành cùng TP Hồ Chí Minh đẩy lùi dịch COVID-19

Tập đoàn VNPT vừa tham gia đóng góp 50 tỷ đồng vào Chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động với sự tham gia của các doanh nghiệp và triển khai từ 17/8/2021 đến 15/9/2021.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...