Khách sạn Times Hotel Đống Đa
Theo đó, thực hiện Kế hoạch của Công an TP Hà Nộivề Tổng kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ ngày 02/8/2019 đến ngày 8/8/2019, các lực lượng chức năng Công an Thành phố đã tổ chức kiểm tra, phát hiện 59 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH.
Theo danh sách được công bố, tại quận Đống Đa có 3 cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy gồm: Khách sạn Hoa Hồng II; khách sạn Times Hotel và hộ kinh doanh đại lý Sen Vàng số 25.
Quận Nam Từ Liêm có 7 cơ sở gồm: Trung tâm tư vấn du học JVMCHR; nhà xưởng của Công ty TNHH Phong Thanh; nhà xưởng của Công ty TNHH Công Thương Nam Hải; khu nhà xưởng thuộc Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cảnh sát; nhà hàng Vạn Hoa Center; Hội Nông dân Việt Nam; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tại huyện Đông Anh có 11 cơ sở: Công ty CP chế biến gỗ Đông Anh; Công ty TNHH dịch vụ thương mại và sản xuất Đức Thịnh; Công ty TNHH sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu Hà Kiên; Công ty CP đầu tư và phát triển thương mại Eco-Mart Việt Nam; Công ty TNHH vật tư thiết bị Tuấn Long; Công ty TNHH đầu tư thương mại Kim Gia; Karaoke Ruby; Karaoke Mưa Rơi; Karaoke 669; Công ty TNHH thiết kế chiếu sáng Thăng Long; Chi nhánh Công ty TNHH chế biến lâm sản Bảo Yến tại Hà Nội.
Tại huyện Thạch Thất có 1 cơ sở là Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp Tuấn Nghĩa, chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy; không xây dựng phương án chữa cháy và phương án cứu nạn cứu hộ; không xây dựng hồ sơ quản lý theo dõi hoạt động về phòng cháy chữa cháy.
Tại huyện Sóc Sơn cũng có 1 cơ sở là Công ty TNHH thương mại và dược phẩm Hồng Phát, chưa tổ chức nghiệm thu phòng cháy chữa cháy; chưa mua bảo hiểm cháy, nổ băt buộc; chưa tổ chức đo kiểm tra điện hệ thống chống sét...
Theo danh sách, quận Tây Hồ có 6 cơ sở vi phạm: Phòng khám đa khoa Mediatec; Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hiền; Công ty TNHH MTV Hồ Dược; Công ty In và dịch vụ thương mại màu sắc Việt; Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát; Công ty TNHH Đại Việt.
Tại huyện Mê Linhcó nhiều cơ sở vi phạm nhất gồm 21 đơn vị: Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ Đại Lợi; Cửa hàng xăng dầu Tiến Thịnh (tạm đình chỉ hoạt động); Cửa hàng xăng dầu Tùng Linh (tạm đình chỉ hoạt động); Công ty CP vật tư ngành nước Vinaconex; Công ty CP Công nghiệp Hà Nội; Công ty TNHH thương mại và sản xuất bao bì Sông Lam; Công ty TNHH MTV Cơ khí Mê Linh...
Tại huyện Thanh Trì có 2 cơ sở gồm: Dãy nhà xưởng cho thuê thuộc Công ty TNHH dịch vụ và xuất nhập khẩu quốc tế Á Châu; Công ty CP máy và công trình Phúc Long.
Cũng tại danh sách công bố đợt này, quận Hoàng Mai có 8 cơ sở vi phạm gồm: Công ty CP Cảng Khuyến Lương; HTX dịch vụ tổng hợp Việt Trung; Công ty TNHH thương mại Phương Trang; Công ty CP thương mại và dịch vụ Sơn Hùng; Công ty TNHH Đại Long; Công ty TNHH thương mại đầu tư và du lịch Đại Việt; Công ty CP sản xuất Ngọc Lâm; Công ty CP đầu tư xây dựng và nội thất Hoàng Gia.
Các vi phạm chủ yếu gồm: Không có hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy; đưa nhà, công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu phòng cháy chữa cháy; không có hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy; đưa nhà, công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu phòng cháy chữa cháy...