Hà Nội: Công khai danh sách 260 đơn vị nợ thuế hơn 273,2 tỷ đồng

Cục Thuế Hà Nội vừa công khai danh sách 260 đơn vị nợ thuế với số tiền hơn 273,2 tỷ đồng, tính đến thời điểm 30/9/2020.
Hà Nội: Công khai danh sách 260 đơn vị nợ thuế hơn 273,2 tỷ đồng

Trong danh sách công khai lần đầu có 226 doanh nghiệp nợ 133,2 tỷ đồng đồng thuế, phí, tiền chậm nộp tính đến ngày 30/9/2020.

Đứng đầu nhóm nợ thuế này là Công ty Meinhardt International PTE LTD (Thầu chính tư vấn giám sát thi công Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng) với số nợ hơn 14,7 tỷ đồng. Theo Cục Thuế Hà Nội, từ ngày 1/10/2020 đến 14 giờ ngày 18/11/2020, Công ty mới chỉ nộp hơn 12 triệu đồng tiền nợ vào ngân sách nhà nước.

Đứng thứ 2 trong danh sách nợ công khai lần đầu là Chi nhánh Inco Hà Nội – Công ty Cổ phần Lắp máy với số nợ 7,5 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2020.

Trong đợt này, Cục Thuế Hà Nội cũng thực hiện công khai lại tên tuổi của những doanh nghiệp chây ì nợ thuế từ năm 2015 đến nay.

Trong đó, 2 đơn vị nợ tiền sử dụng đất và tiền chậm nộp đến ngày 30/9/2020 là Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn (nợ hơn 114 tỷ đồng) và Trung tâm Khoa học đầu tư & chuyển giao công nghệ xây dựng (nợ hơn 2,9 tỷ đồng).

Ngoài ra, 32 doanh nghiệp nợ 22,4 tỷ đồng thuế, phí, tiền chậm nộp tính đến ngày 30/9/2020. Đứng đầu danh sách này là Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn (nợ hơn 4,7 tỷ đồng) và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tiến Hưng (nợ hơn 4,5 tỷ đồng).

Như vậy, Cục Thuế đã thực hiện "bêu tên" 260 đơn vị nợ thuế với số tiền hơn 273,2 tỷ đồng.

Cục Thuế Hà Nội yêu cầu các chủ dự án, doanh nghiệp sớm thu xếp nguồn tài chính để nộp các khoản tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.

Được biết, từ đầu năm đến nay, Cục Thuế Hà Nội đã công khai 3.004 đơn vị với số nợ 7.595 tỷ đồng. Sau khi đăng công khai, 970 doanh nghiệp đã nộp 401 tỷ đồng tiền nợ vào ngân sách nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...