Hà Nội đã cấp mã quản trị tài khoản QR cho gần 2.000 doanh nghiệp

Tính đến nay, Hà Nội đã cấp mã tài khoản quản trị cho gần 2.000 doanh nghiệp, cơ sở truy xuất nguồn gốc nông sản.
Hà Nội đã cấp mã quản trị tài khoản QR cho gần 2.000 doanh nghiệp

Theo tin từ Sở Công thương Hà Nội, thực hiện việc ứng dụng mã hình QR (dạng mã vạch hai chiều, dùng để mã hóa sản phẩm) trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, đến nay, hệ thống đã quản lý, cấp mã tài khoản quản trị cho 1.984 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông sản.

Bên cạnh đó, có 766 cơ sở kinh doanh trái cây cũng đã được thiết lập tài khoản quản trị tại hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Các sở, ngành đã cấp mã QR truy xuất minh bạch thông tin cho trên 3.000 dòng sản phẩm nông sản, thực phẩm; cấp mã QR cho 200 dòng sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản của 21 tỉnh, thành phố hiện đang tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.

Đây là một giải pháp hữu hiệu trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản Hà Nội với các chức năng kiểm soát, quản trị dòng sản phẩm, thống kê nghiên cứu thị trường, thương mại điện tử kết nối cung cầu.

Bên cạnh đó, các sở, ngành đã hướng dẫn, tổ chức liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nhóm sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chủ lực của thành phố với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển để ứng dụng vào thực tiễn Quy trình xác thực chống hàng giả;

Đồng thời, khuyến khích người tiêu dùng tại các địa điểm mua sắm văn minh, hiện đại sử dụng các thiết bị điện tử thông minh cá nhân để quét mã hình QR, tìm hiểu thông tin nguồn gốc, xuất xứ, giá cả, hướng dẫn sử dụng...

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.